• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:46:50 CH - Mở cửa
Chuyên gia VinaCapital: Duy trì tiền mặt 20%, hạ tỷ trọng một nhóm cổ phiếu liên quan trái phiếu
Nguồn tin: BizLive | 28/06/2022 3:52:21 CH
VESAF đã tăng lượng tiền mặt lên 20% khi nhìn thấy rủi ro thị trường gia tăng, hạ tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng do liên quan rủi ro trái phiếu…

Trong talkshow mới đây do báo Đầu tư tổ chức, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư, Người điều hành Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF - VinaCapital) chia sẻ góc nhìn xoay quanh áp lực gia tăng lạm phát, bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp Việt năm 2022.
 
Bà Phương cho biết, hiện thị trường chuẩn bị tâm lý khả năng FED tăng lãi suất lên mức 3,5% trong năm nay. Ẩn số lớn nhất đối với việc FED có tăng lãi suất nữa hay không nằm ở giá dầu. Trong khi giá dầu là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới CPI .
 
 
Bà Nguyễn Hoài Phương
 
“VinaCapital nhận định giá dầu sẽ khó hạ nhiệt trong thời gian ngắn vì nguồn cung hiện giờ đang thiếu. Ngoài ra, lạm phát do sự đứt gãy về nguồn cung cũng khó thay đổi trong ngắn hạn vì vậy trong kịch bản cơ bản chúng tôi nghĩ lạm phát trong ngắn hạn vẫn sẽ duy trì ở mức cao. Vì vậy việc FED tăng lãi suất hay không còn tuỳ thuộc vào chỉ số lạm phát tháng sau như thế nào”, bà Phương nêu.
 
Theo chuyên gia này, Việt Nam sẽ khó tránh khỏi áp lực lạm phát gia tăng, bởi lạm phát 5 tháng đầu năm đang thấp nhưng các tháng sau chắc chắn sẽ tăng.
 
“Chúng tôi dự báo CPI sẽ đạt đỉnh khoảng 5,5% trong quý 4 nhưng trung bình cả năm nay vẫn sẽ dưới 4%. Bởi khi lạm phát tăng lên ở các tháng tiếp theo có thể do các yếu tố như giá thịt heo, giá gạo đang còn thấp ở cuối năm trước vì giờ giá đang ở mức cao hơn”, chuyên gia đánh giá.
 
Bà Phương cho biết, hiện tại điều hành vĩ mô của chính phủ Việt Nam đang nhịp nhàng, cân đối, lãi suất điều hành chưa tăng và nếu tăng thì được dự báo cũng chỉ tăng nhẹ.
 
Cụ thể, lãi suất tại các ngân hàng đang tăng từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm trong các tháng đầu năm. Bà Phương cho rằng đó chỉ là yếu tố ngắn hạn vì chi phí vốn tăng do mặt bằng lãi suất thế giới tăng, các ngân hàng chủ động đẩy mạnh chỉ số cho vay trên huy động sau những năm đã tăng trưởng tín dụng lớn. Họ cũng có nguồn cần phải bù đắp cho thanh khoản của thị trường trái phiếu bị siết lại.
 
“Chúng tôi nghĩ lãi suất từ nay đến cuối năm cũng sẽ chỉ tăng nhẹ vì một phần hạn mức tín dụng đang được kiểm soát và các chính sách hỗ trợ tín dụng đang hướng dòng tiền về khu vực sản xuất kinh doanh”, Giám đốc Đầu tư VESAF cho biết.
 
Về phía doanh nghiệp, chuyên gia này cho biết, bắt đầu thấy doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn trong vận hành và bức tranh lợi nhuận bị ảnh hưởng do cả 2 yếu tố nhu cầu suy giảm và chi phí đầu vào tăng. Các doanh nghiệp tiêu dùng sau một thời gian tăng giá bán sản phẩm thấy người tiêu dùng bớt chi tiêu lại. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết các đơn hàng đang bị chậm lại đồng thời chi phí vận chuyển, chi phí đầu vào đều tăng mạnh.
 
“Vậy nên đầu năm chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên đến 25% thì bây giờ là 15% là hợp lý và có thể đạt được. Vì năm ngoái có sự sụt giảm trong đợt giãn cách thì 6 tháng cuối năm nay có những doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi tốt như nhóm dầu khí, bán lẻ, hàng không phục hồi sau dịch”, bà Phương nhận định.
 
Bà Phương cũng cho rằng, năm 2023, có thể tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ở mức cân bằng hơn, khoảng 10-15%, không được 20-25% như dự báo trước đó, do nền của 2022 đang cao và các yếu tố áp lực cho năm sau, đặc biệt những cổ phiếu chu kỳ đã được hưởng lợi quá nhiều của năm nay vì giá hàng hoá tăng có thể năm sau sẽ chậm lại.
 
Giải ngân cổ phiếu ngành nào?
 
Mặc dù nhận định về thị trường vẫn thận trọng nhưng với góc nhìn là nhà đầu tư tổ chức, cũng như với tầm nhìn dài hạn, đại diện VESAF nhận thấy có thể giải ngân được tại vùng này ở những cổ phiếu có định giá hợp lý.
 
“VESAF yêu thích và giải ngân tỷ trọng nhiều vào một số ngành được hưởng lợi nhiều của Việt Nam, đặc biệt là mảng liên quan đến FDI và xuất khẩu. Những ngành này VESAF trước nay đều có tỷ trọng lớn. Và năm nay lại càng là một câu chuyện lý tưởng cho các doanh nghiệp này. Bởi bức tranh lợi nhuận của họ ít biến động hơn, chống chọi tốt hơn, thậm chí có những doanh nghiệp được hưởng lợi trong điều kiện vĩ mô hiện thời”, bà Phương chia sẻ.
 
Lấy ví dụ nhóm bất động sản khu công nghiệp, khi nhìn thấy biến động của thế giới, dù có thể chậm lại do nhiều yếu tố nhưng nhu cầu chuyển dịch chắc chắn sẽ xảy ra. Nhìn vào biến động của nhóm hàng hoá trong những thời gian cũ, ở mỗi biến động sẽ có sự chuyển dịch rất trọng yếu ở những chu kỳ sau đó. Vậy nên đây là một trong yếu tố làm cho Việt Nam được hưởng lợi để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.
 
Bà Phương cũng đánh giá năm nay là năm thuận lợi với doanh nghiệp dầu khí. Ngoài việc giá dầu tăng cao nhưng về mặt đầu tư của Việt Nam, những mỏ khí mới sẽ phải đi vào hoạt động và là nền tảng tốt cho các doanh nghiệp dầu khí trong thời gian tới.
 
Tương tự với doanh nghiệp xuất khẩu, nguồn cung hiện đang rất thiếu do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine nên những doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sẽ được hưởng lợi trong những tháng cuối năm. Đó là những doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hay dệt may quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu.
 
Ngoài ra, các doanh nghiệp kho bãi, logistics là những doanh nghiệp chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm tới.
 
“Khi đầu tư vào một cổ phiếu chúng tôi không chỉ nhìn vào định giá. Đối với dòng cổ phiếu vừa và nhỏ thì PB thấp có lý do của nó. Ví dụ một doanh nghiệp PB rất thấp nhưng họ không có khả năng tạo lợi nhuận cao trên khối tài sản của họ nên ROE của họ rất thấp, dẫn tới PE cao, vậy chúng tôi vẫn không đầu tư vào những doanh nghiệp như vậy. Nếu có thì cũng cần nhìn xem tương lai họ có khắc phục được hay không để chọn cổ phiếu vào danh mục”, bà Phương cho biết.
 
Đại diện VESAF cũng cho biết, hiện quỹ duy trì lượng tiền mặt khoảng 20%, đây là mức đã tăng lên từ cuối tháng 3 khi nhìn thấy thị trường có nhiều rủi ro hơn.
 
“Khi nhận định thị trường có nhiều khó khăn và rủi ro, chúng tôi chủ động hạ tỷ trọng nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng khi thấy rủi ro liên quan đến trái phiếu. Vậy nên trong giai đoạn thị trường tháng 4,5 khi thị trường giảm sâu thì mức độ giảm của VESAF là ít hơn”, chuyên gia VinaCapital chia sẻ.
 
Ngoài ra, hiệu quả của quỹ còn nhờ vào việc chọc lọc cổ phiếu trong 3 tháng đầu năm. Quỹ vẫn luôn phân bổ tỷ trọng lớn vào các cổ phiếu trong các các ngành hưởng lợi xuất khẩu, như cổ phiếu thủy sản VHC, FMC hay DGC, FPT… là những cổ phiếu tốt trong 5 tháng đầu năm, đóng góp nhiều cho VESAF.