• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 3:51:46 SA - Mở cửa
Triển vọng tăng trưởng của ngành dược nửa cuối năm 2022
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 09/06/2022 7:50:00 SA
Theo ước tính của chứng khoán SSI, kết quả kinh doanh của các công ty dược phẩm sẽ được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2022 do nhờ doanh thu tốt tại kênh nhà thuốc.
 
Kết quả kinh doanh của các công ty dược phẩm sẽ được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2022 do nhờ doanh thu tốt tại kênh nhà thuốc.
 
Trong báo cáo phân tích cập nhập ngành Dược mới đây, nhóm phân tích của SSI ước tính, quý I/2022, tổng doanh thu dược phẩm của cả nước tăng 7% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ kênh nhà thuốc tăng 23% so với cùng kỳ và kênh bệnh viện giảm 5% so với cùng kỳ. Thông thường, trong giai đoạn trước dịch COVID-19, doanh thu dược phẩm của cả nước tăng trung bình 13%/năm, với doanh thu từ kênh nhà thuốc chỉ tăng khoảng 6%/năm.
 
Do đó, đợt bùng phát biến thể Omicron vừa qua với tỷ lệ nhập viện thấp và các thuốc điều trị COVID-19 như Favipiravir/Molnupiravir được thương mại hóa giúp doanh thu kênh nhà thuốc tăng đột biến và duy trì doanh thu của cả ngành ổn định. Mặt khác, lượt khám ở bệnh viện vẫn phục hồi tương đối chậm do thắt chặt chính sách giãn cách xã hội ở các tỉnh thành trong quý I/2022 nhưng đang dần hồi phục nhanh sau khi Việt Nam mở cửa trở lại hoàn toàn vào tháng 4.
 
SSI cho biết, theo kết quả kinh doanh từ các công ty dược niêm yết, tăng trưởng doanh thu tại kênh nhà thuốc của IMP, DBD, TRA trong quý I/2022 lần lượt đạt 34%, 53%, 29% so với cùng kỳ, trong khi tăng trưởng doanh thu tại kênh bệnh viện hầu hết đều thấp hơn ở mức -44%, 8% và 41% so với cùng kỳ.
 
 
Nhận định về triển vọng ngành đến cuối năm 2022 và thời gian tới, nhóm phân tích của SSI cho rằng, nhu cầu dược phẩm tiếp tục tăng đến cuối năm 2022 khi doanh thu ở kênh bệnh viện phục hồi mạnh. SSI kỳ vọng doanh thu dược phẩm tại kênh bệnh viện sẽ có sự phục hồi mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, giúp tăng trưởng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 13% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2022 và 11% so với cùng kỳ đối với cả năm 2022, phục hồi gần về mức doanh thu trước dịch COVID-19.
 
Bên cạnh đó, cuộc đua mở mới chuỗi nhà thuốc kích thích doanh thu ngành dược tăng cao trong vài năm tới. Theo đó, ba chuỗi nhà thuốc lớn nhất gồm Long Châu, An Khang, Pharmacity đang mở rộng nhanh chóng số lượng cửa hàng ra các tỉnh thành cả nước. Theo khảo sát từ IQVIA, tổng số cửa hàng thuốc của cả nước trong năm 2016 là 55.300 cửa hàng, với chỉ có 186 cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc (~1% thị phần).
 
Mặc dù tỷ trọng chuỗi nhà thuốc vẫn còn khá nhỏ so với thị trường, nhưng kế hoạch đầy tham vọng của 3 chuỗi nhà thuốc hàng đầu sẽ đưa tổng số cửa hàng thuốc trong chuỗi nhà thuốc lên 7.300 cửa hàng trong năm 2025, tương đương 16% thị phần và do đó kích thích doanh thu ngành dược tăng cao hơn nhu cầu thực tế của người dân trong 2 - 5 năm tới, chủ yếu do các cửa hàng mới này sẽ đẩy mạnh tích trữ tồn kho thuốc.
 
 
“Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các chuỗi nhà thuốc này vẫn kinh doanh phần lớn thực phẩm chức năng và thuốc nhập khẩu. Do đó, mức tăng trưởng đột biến về số lượng cửa hàng của các chuỗi này không đồng nghĩa với mức tăng trưởng tương đương với doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước”, nhóm phân tích của SSI nhận định.
 
Ngoài ra, việc thắt chặt nguồn cung sẽ thúc đẩy giá thuốc tăng ổn định. SSI cho rằng, với việc quy trình phê duyệt thuốc tiếp tục diễn ra với tốc độ chậm như hiện nay, một số loại thuốc sẽ có thể khan hiếm tạm thời, trong khi mức độ cạnh trong ngành giảm bớt và các công ty dược phẩm tiếp tục duy trì lợi thế tăng giá bán ổn định cho khách hàng.
 
Tuy nhiên, thuốc nhập khẩu tiếp tục là mối lo ngại đối với các doanh nghiệp trong nước. Tổng giá trị nhập khẩu thuốc của Việt Nam tăng 21% so với cùng kỳ trong năm 2021 và tiếp tục tăng 25% trong quý I/2022, trong khi nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc trong nước chỉ tăng 3% so với cùng kỳ trong năm 2021 và giảm 11% so với cùng kỳ trong quý I/2022.
 
“Tăng trưởng thuốc nhập khẩu năm 2021 và 2022 cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân 13% trong giai đoạn 2015 – 2020. Điều này có thể là do việc thắt chặt phê duyệt thuốc dẫn đến hoạt động sản xuất trong nước giảm sút và nhu cầu nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19 trong giai đoạn vừa qua tăng lên”, SSI đánh giá.