• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:45:31 CH - Mở cửa
Có hay không việc thao túng giá vàng miếng SJC?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 09/06/2022 8:57:29 SA
Giá vàng thế giới hôm nay (9/6) ghi nhận phiên tăng giá thứ 2 liên tiếp, giao dịch ở mức 1.855,1 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu. Trong nước, giá vàng vẫn giao dịch ổn định quanh mức 69,5 triệu đồng/lượng.
 
Trên thị trường thế giới, đầu giờ sáng ngày 9/6 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay ở mức 1.855,1 USD/ounce, tăng 7,1 USD/ounce, theo Kitco. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 cũng tăng 5,9 USD/ounce lên mức 1.860,4 USD/ounce.
 
Đêm qua, có thời điểm giá vàng tăng vọt từ 1.845 USD/ounce lên 1.860 USD/ounce.

 
 Chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước vẫn neo cao, khoảng hơn 17 triệu đồng/lượng. (Ảnh: Int)
 
Giá vàng thế giới tiếp đà đi lên trong bối cảnh đồng USD trượt giá. Đầu phiên giao dịch ngày 9/6 (giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm nhẹ 0,05%, đạt mức 102,35.
 
Hơn nữa, do lo ngại cầu vượt cung, giá dầu thô liên tiếp tăng cao. Cùng với đó là sự thiếu ổn định trên sàn chứng khoán đã hỗ trợ cho vàng tăng giá. Cụ thể, giá dầu thô Brent giao sau đã tăng 3,01 USD, tương đương 2,5%, lên mức 123,58 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ cũng tăng lên mức 122,11 USD/thùng, tăng 2,70 USD, tương đương 2,3%.
 
Theo quan sát, 3 tuần qua, giá vàng dao động quanh mức 1.850 USD /ounce, chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, mặc dù “bóng ma” lạm phát tiếp tục thống trị thị trường tài chính toàn cầu.
 
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã dự báo tăng trưởng GDP trên toàn thế giới chỉ tăng 3% trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó là 4,5%. OECD đánh giá lạm phát vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.
 
Một số nhà phân tích thị trường cho rằng, giá vàng cần phải đẩy trở lại trên 1.870 - 1.880 USD/ounce để thu hút động lực tăng giá mới.
 
Báo cáo mới nhất từ ​​Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy, các ngân hàng trung ương đã mua ròng trở lại kim loại quý với dự trữ toàn cầu tăng 19,4 tấn trong tháng 4/2022.
 
Cụ thể, Uzbekistan mua 8,7 tấn vàng; Kazakhstan tăng dự trữ vàng thêm 5,3 tấn. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mua thêm 5,6 tấn vàng; nâng lượng vàng dự trữ lên 436,7 tấn. Ngoài ra, Ấn Độ đã tăng lượng vàng nắm giữ thêm 0,9 tấn, lên 761,3 tấn.
 
Moe Zulfiqar, nhà phân tích nghiên cứu tại Lombardi Financial cho hay, nhu cầu ngày càng tăng của ngân hàng trung ương có thể là động lực quan trọng trong việc đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce.
 
"Các ngân hàng trung ương cần vàng khi thế giới trở nên phân cực hơn và tiền tệ bị đặt dấu hỏi. Kim loại quý là kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ mất giá và khủng hoảng tiền tệ", Moe Zulfiqar nhấn mạnh.
 
Trong nước, rạng sáng hôm nay (9/6), giá vàng vẫn giao dịch ổn định trên 69,5 triệu đồng/lượng khi các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý tiếp tục điều chỉnh nhẹ hoặc giữ nguyên mức giao dịch của rạng sáng ngày trước đó. Chênh lệch giá mua và bán khoảng 900.000 đồng/lượng.
 
Cụ thể, Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở mức 68,75 - 69,55 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
 
Tương tự, Tập đoàn DOJI tại khu vực TP Hồ Chí Minh giao dịch ở mức 68,9 - 69,6 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều. Tại Hà Nội, giá vàng điều chỉnh tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều, ở mức 68,65 - 69,55 triệu đồng/lượng.
 
Trong khi đó, Vàng bạc Đá quý Sài Gòn ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng vẫn giữ nguyên mức giao dịch của vàng SJC ở 68,7 - 69,62 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng/lượng.
 
Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 52,2 triệu đồng/lượng (chưa thuế, phí), chênh lệch với giá vàng trong nước khoảng 17,42 triệu đồng/lượng.
 
Chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới vẫn liên tục duy trì ở mức cao cùng độ "vênh" khá lớn của giá mua và bán vàng miếng SJC đã làm dấy lên nghi ngờ về việc có hay không thao túng giá.
 
Trả lời trong phiên chất vấn hôm qua (8/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp một phần.
 
Theo Thống đốc, diễn biến trên thị trường thế giới phức tạp và khó lường. Giá vàng chịu tác động nhiều yếu tố như: chỉ số USD, căng thẳng Nga - Ukraine và nhiều sự kiện chính trị. Giá vàng diễn biến khó lường như có khi lên tới 2.000 USD/ounce, lúc xuống 1.700 - 1.800 USD/ounce.
 
Trong nước, giá vàng trong nước có cùng xu hướng giá vàng thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá vàng trong nước nhanh hơn, còn xuống thì chậm hơn giá vàng thế giới. Giá vàng của các nhãn thương hiệu không phải SJC về cơ bản chỉ chênh với thế giới khoảng 2 triệu đồng/lượng, nhưng với vàng SJC ở mức lớn, lên tới 16 - 17 triệu đồng/lượng.
 
Nguyên nhân đến từ chủ trương chống vàng hoá nền kinh tế. Từ năm 2014, NHNN không nhập vàng về sản xuất vàng miếng. Nguồn cung vàng miếng trong nước giảm đi vì một phần chuyển sang sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
 
Hơn nữa, với biến động vàng thế giới như vậy, doanh nghiệp niêm yết giá cũng lo ngại về rủi ro, nên niêm yết giá cao. Với SJC là thương hiệu người dân ưa chuộng hơn cả nên họ niêm yết cao...
 
Tuy nhiên, vàng SJC mua cao thì bán cao ,trong khi thương hiệu khác thì mua thấp bán thấp. Với vai trò quản lý nhà nước về vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị sẵn sàng phương án can thiệp nếu cần thiết. Thời gian qua, tổng hợp số liệu đơn vị kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước thấy người dân không có nhu cầu mua vàng miếng nhiều mà bán ròng nhiều.
 
Khi giá vàng cao, dân mang vàng đi bán lấy Việt Nam đồng. Do đó, dù chưa nhập khẩu thêm về để can thiệp giá vàng, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng phương án khi cần thiết thì can thiệp.