• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.251,21 +0,75/+0,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.251,21   +0,75/+0,06%  |   HNX-INDEX   225,32   +0,68/+0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   -0,30/-0,32%  |   VN30   1.308,83   -2,43/-0,19%  |   HNX30   481,92   +2,13/+0,44%
03 Tháng Mười Hai 2024 6:20:01 SA - Mở cửa
Cổ phiếu dầu khí: Kỳ vọng từ siêu dự án
Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư | 13/07/2022 3:20:24 CH
Ngành dầu khí đang trông đợi những đột phá từ các dự án mới mà tiêu biểu là chuỗi điện khí Lô B - Ô Môn.
 
Khi giá xăng dầu tăng mạnh và không ít doanh nghiệp trong ngành báo lãi, nhóm cổ phiếu dầu khí đã nổi lên như một lựa chọn đầu tư phù hợp. Liệu nhóm cổ phiếu dầu khí có giữ được phong độ trong 6 tháng cuối năm 2022?
 
 
Điều chỉnh giảm
 
Sau một thời gian lội ngược dòng và tăng giá từ 20-25%, các cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí như GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), PVD của PV Drilling, PVS của Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), PVC của Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu Khí, BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn, PVT của Tổng Công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans), PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)… đã bị điều chỉnh. Từ ngày 30/6 đến nay, cổ phiếu GAS liên tục lao dốc. Hiện GAS đã về lại thời điểm của đầu tháng 5/2022, tức ở mức 103.000 đồng (5/7/2022). Tương tự, PVD cũng giảm mạnh về mức cách đây 2 tháng, chỉ còn 16.000-17.000 đồng/cổ phiếu.
 
 
Đây là điều đã được giới phân tích dự đoán. Bởi theo bà Phạm Huyền Trang, Phó Giám đốc SSI Research, “giá dầu hiện đã khó lường”. Nửa đầu năm nay, giá dầu tăng mạnh do các nguyên nhân như căng thẳng địa chính trị, nguồn cung thắt chặt và cầu phục hồi khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Tuy nhiên, từ cuối tháng 6, cùng với nhịp giảm của các loại hàng hóa khác, giá dầu cũng có dấu hiệu suy yếu do mối lo ngại lạm phát cao và tiềm ẩn rủi ro suy thoái kinh tế.
 
Thực tế, giá dầu tăng có lợi cho các công ty dầu khí cung cấp dịch vụ thượng nguồn như Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang điều hành khai thác, PV Drilling tham gia mảng dịch vụ khoan hay PTSC kinh doanh dịch vụ kỹ thuật, kho nổi... Nhưng theo Công ty Chứng khoán VNDirect, các công ty này vẫn cần giá dầu duy trì ổn định đủ lâu để phục hồi hoàn toàn và để có động lực kích hoạt trở lại các dự án thăm dò, khai thác (E&P) dầu khí. 
 
 
Động lực từ các siêu dự án
 
Năm qua, Việt Nam không có hoạt động khai thác, thăm dò lớn nào. Trước đó, giai đoạn 2016-2019, theo Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), đầu tư cho tìm kiếm thăm dò chỉ đạt 1,11 tỉ USD (trung bình 279 triệu USD/năm) nhưng nước ngoài chiếm tới 66,7%. Điểm sáng trong giai đoạn này là Việt Nam đã thăm dò thành công mỏ Kèn Bầu với trữ lượng 200-250 tỉ m3 khí. Theo Wood Mackenzie, đây là hoạt động tìm kiếm có sản lượng lớn nhất Đông Nam Á trong 2 thập kỷ qua. 
 
Ở trung và hạ nguồn, theo bà Phạm Huyền Trang, SSI Research, “PV GAS và Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ có lợi nhuận tăng trưởng mạnh khi giá dầu ở mức cao”. Hiện, chỉ PV GAS thực hiện thu gom và xử lý khí. Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, mã OIL) lo xuất nhập khẩu dầu thô, còn PVTrans chịu trách nhiệm vận chuyển. Các công ty thành viên khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam, mã PVN) như Công ty Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS D, mã PGD), CNG, PVGAS LPG... phụ trách phân phối xăng dầu, khí thiên nhiên, khí LPG.
 
Dù vậy, các công ty trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu xăng dầu nội địa. Theo TPS, nguồn cung từ nhà máy liên doanh Nghi Sơn và Dung Quất mới chỉ đáp ứng 60-70% nhu cầu xăng dầu; đối với khí LPG, chỉ đáp ứng được 30-40% tiêu thụ trong nước. 
 
 
Ngành dầu khí đang trông đợi những đột phá từ các dự án mới mà tiêu biểu là chuỗi điện khí Lô B - Ô Môn. Theo đại diện Petrovietnam, dự án này dự kiến sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào tháng 7 này, tạo tiền đề cho việc khởi công ngay trong năm 2022 và kỳ vọng đón dòng khí đầu tiên vào năm 2025. Dự án có tổng vốn đầu tư 10 tỉ USD và sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn và nhà thầu EPC (thiết kế - mua sắm thiết bị - xây dựng, vận hành) tại Việt Nam. Mỏ khí Lô B với trữ lượng khí ước tính khoảng 107 tỉ m3 cũng sẽ đảm bảo nguồn cung cấp khí cho phát điện, thay thế cho một số mỏ khí trưởng thành đang ở giai đoạn khai thác cuối cùng. Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất 3.810 MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai. 
 
Theo VNDirect, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn và nhà thầu EPC như PTSC, PV Drilling sẽ có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ chuỗi dự án Lô B - Ô Môn. Đặc biệt, PV GAS, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư), sẽ là đơn vị hưởng lợi lớn.
 
Tuy nhiên, theo ông Trần Hà Xuân Vũ, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thông tin về dự án Lô B vẫn còn là ẩn số và những tác động tích cực từ dự án Lô B đã góp phần thúc đẩy giá cổ phiếu dầu khí tăng trước đó, trong tháng 5 và 6. Sắp tới, theo nhận định của ông Vũ, giá dầu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao sẽ hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu trung và hạ nguồn. Tuy nhiên, ông Vũ cũng lưu ý về biến động giá xăng dầu và dự án Lô B vẫn cần thêm thời gian xác nhận. Nếu không như kỳ vọng, giá cổ phiếu nhóm thượng nguồn có thể giảm mạnh. Ngược lại, nếu thông tin dự án được thông qua sẽ là cú hích lớn với nhóm cổ phiếu này.

 
Ngành dầu khí đang trông đợi những đột phá từ các dự án mới mà tiêu biểu là chuỗi điện khí Lô B - Ô Môn. Ảnh: Ảnh: Minh Lương/thanhnien.vn
 
Xa hơn, nhóm cổ phiếu dầu khí có thể kỳ vọng thêm ở những lực tác động đến từ dự án Mỏ Sư tử Trắng giai đoạn 2A, với 3 giếng, có tổng trữ lượng khí 5,5 tỉ m3 và 63 triệu thùng condensate sẽ được khai thác từ năm 2021-2025. Hay dự án LNG Thị Vải - dự án LNG đầu tiên tại Việt Nam, đã hoàn thành hơn 90% tiến độ xây dựng kho chứa LNG giai đoạn 1 - cũng sẽ hỗ trợ đà tăng giá trong dài hạn cho nhóm cổ phiếu dầu khí.
 
Tuy nhiên, VNDirect nhấn mạnh rủi ro giá dầu giảm, tiến độ các dự án năng lượng lớn có thể bị trì hoãn và sự xuất hiện của các biến chủng COVID-19 mới có thể cản trở nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Vì thế, những cổ phiếu ít nhạy cảm hơn với giá dầu và hưởng lợi từ những câu chuyện dài hạn dễ được chú ý hơn. Riêng VDSC dành sự quan tâm đặc biệt đến cổ phiếu PVT vì tính phòng thủ cao. Xét khía cạnh cơ bản, PVT vẫn là cổ phiếu tăng trưởng mạnh năm 2022 nhờ đội tàu mở rộng và lợi nhuận bất thường từ thanh lý tàu trong nửa cuối năm nay. Ngoài ra, mức P/E năm 2022 của PVT hiện ở mức khá hấp dẫn, khoảng 7,9x tại giá đóng cửa ngày 5/7/2022.
 
SSI Research thì dành quan tâm đến các công ty trung nguồn, hạ nguồn như GAS, BSR. Công ty chứng khoán này cũng ưa thích cổ phiếu PLX vì đứng đầu ngành bán lẻ xăng dầu trong khi tiêu thụ xăng dầu được cho là ổn định, có tăng trưởng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, dù chọn lựa thế nào, bà Phạm Huyền Trang lưu ý, để đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cần hiểu được triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp để đưa ra quyết định.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức