Giá vàng thế giới giảm, kết thúc tuần thứ 5 liên tiếp đi xuống, trong bối cảnh USD mạnh lên và lo ngại nâng lãi suất của Fed.
Giá vàng trong nước
Trong nước, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hôm nay nhiều lần điều chỉnh giá vàng đi xuống trong biên độ hẹp, mỗi lần khoảng 50.000-100.000 đồng.
Lúc 14h ngày 15/7, công ty này thông báo giá mua vào còn 67,35 triệu đồng và bán ra 67,95 triệu đồng, giảm tổng cộng 250.000 đồng một lượng so với mức đóng cửa hôm qua. Đây là mức thấp nhất trong vòng bốn tháng qua.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên chiều 14/7:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 67,35 - 67,95 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 67,30 - 67,90 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 67,33 - 67,93 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 67,30 - 67,90 triệu đồng/lượng.
Ảnh minh họa
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 67,34 - 67,92 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,31 - 53,01 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,85 - 52,85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 25,2 USD xuống mức 1.710,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8/2022 trên sàn Comex New York giảm 29,7 USD xuống 1.705,8 USD/ounce.
Chỉ số giá của nhà sản xuất tại nước này trong tháng Sáu tăng 1,1% so với tháng Năm và tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ khi đạt mức tăng kỷ lục 11,6% trong tháng 3/2022.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 9/7 tăng 9.000, lên mức đã điều chỉnh theo mùa là 244.000, mức cao nhất kể từ giữa tháng 11/2021.
Báo cáo về lạm phát đang củng cố kịch bản Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào cuối tháng này. Trong cuộc họp hai ngày 14-15/6, Fed đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong gần 30 năm, đồng thời tuyên bố sẽ tăng mức tương tự vào cuối tháng này.
Đồng USD leo lên mức cao nhất trong 20 năm, tiếp tục kìm hãm nhu cầu đối với vàng.
Giá vàng đã đi xuống khi đối mặt với đồng USD mạnh hơn trong tuần này, nhưng dường như mặt hàng này đang cố gắng không để "thủng" mốc 1.700 USD/ounce.
Đồng USD leo lên mức cao nhất trong 20 năm, tiếp tục kìm hãm nhu cầu đối với vàng, vốn được định giá bằng "đồng bạc xanh", khiến giá vàng mất hơn 2% vào ngày 14/7.
Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích của công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ), cho hay: "Trong bức tranh kỹ thuật bao quát hơn, vàng vẫn có vẻ dễ bị tổn thương, với nguy cơ giảm giá cao".
Thành viên ban điều hành Fed, Thống đốc Christopher Waller cho hay, ông có thể ủng hộ tăng lãi suất ở mức 1 điểm % vào tháng này - mức tăng mạnh nhất trong hơn 30 năm, dấu hiệu cho thấy Fed đang quyết tâm chống lạm phát cao.
Mặc dù chi phí vay nợ và giá cả gia tăng làm dấy lên quan ngại về nguy cơ rơi vào lạm phát, song ông Waller bày tỏ tin tưởng rằng, nền kinh tế Mỹ có thể tránh được nguy cơ này nhờ thị trường lao động vững mạnh.
Lãi suất và lợi suất trái phiếu cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng vốn không sinh lời.
Công ty nghiên cứu ANZ Research (Australia) cho rằng, nhu cầu đầu tư đối với vàng đang suy yếu. Kim loại quý sẽ tiếp tục chịu áp lực từ kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất lớn của Fed.
Các chuyên gia cho hay, nhà đầu tư nên tiếp tục đầu tư vào vàng theo cách phân bổ tài sản.
Ông Nair bật mí, các nhà đầu tư nên sử dụng các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) hoặc trái phiếu vàng có chủ quyền. Nếu không mua vàng để tiêu dùng dưới dạng trang sức thì nên đầu tư dưới dạng giấy.
Trong khi ETF vàng là quỹ mở cho phép một người đầu tư vào vàng mà không cần nắm giữ, nhiều người thích trái phiếu vàng có chủ quyền. Trái phiếu được bán thông qua các văn phòng hoặc chi nhánh của ngân hàng quốc hữu hóa, ngân hàng tư nhân, ngân hàng nước ngoài và bưu điện được chỉ định.
Các nhà hoạch định tài chính khẳng định, vàng nên chiếm 5-10% danh mục đầu tư tổng thể.