• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 1:47:08 SA - Mở cửa
Cổ phiếu lớn vẫn gây sức ép lên chỉ số, đến lượt bất động sản tăng “nóng”
Nguồn tin: Vneconomy | 18/07/2022 12:36:16 CH
Xu hướng giằng co đi ngang kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi khi nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn thiếu đồng thuận. Dòng tiền vẫn nỗ lực tìm kiếm cơ hội riêng lẻ và sáng nay nhóm cổ phiếu bất động sản nhỏ tăng nổi bật...

Xu hướng giằng co đi ngang kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi khi nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn thiếu đồng thuận. Dòng tiền vẫn nỗ lực tìm kiếm cơ hội riêng lẻ và sáng nay nhóm cổ phiếu bất động sản nhỏ tăng nổi bật.
 
Chỉ số đại diện nhóm bất động sản sàn HoSE là VNREAL chốt phiên sáng giảm 0,52% so với tham chiếu, nhưng diễn biến này không đại diện hết giao dịch của các cổ phiếu trong rổ. Những mã vốn hóa lớn như VIC, VHM giảm đã tạo áp lực lên chỉ số, còn nhiều mã nhỏ vẫn tăng tốt.
 
 
Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng nhỏ vẫn tăng khá tốt sáng nay.
 
Đầu phiên loạt mã như CIG, CRE, HAG, VCG, FCN, TCD, HHV, LCG... còn tăng kịch trần. Lượng bán xuất hiện khiến giá chịu áp lực nhất định, nhưng phần lớn cổ phiếu bất động sản nhỏ vẫn nằm trong số tăng giá tốt nhất: HAG tăng 5,43%, CIG tăng 4,82%, ITC tăng 4,37%, ASM tăng 4,15%, ITA tăng 3,41%, VCG tăng 6,03%, NTL tăng 2,66%...
 
Tuy nhiên các mã bất động sản lớn lại đang khá đuối: VIC giảm 1,44%, VHM giảm  0,83%, NVL giảm 0,27%, DIG giảm 2,86%... Đặc biệt VIC và VHM là hai cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất và cũng đảo hướng diễn biến của chỉ số VNREAL đại diện nhóm bất động sản. Tuy giảm 0,52% nhưng chỉ số VNREAL vẫn có 24 mã tăng và chỉ 16 mã giảm.
 
Điều còn thiếu ở nhóm bất động sản nhỏ chính là thanh khoản. Dù các cổ phiếu này có thanh khoản mạnh hơn so với chính nó, nhưng trong tổng quy mô thị trường thì giao dịch lại rất nhỏ. Top 10 thanh khoản sàn HoSE sáng nay chỉ xuất hiện vài mã bất động sản là DIG với 314 tỷ đồng, giá giảm 2,86%; HAG với 144,4 tỷ, giá tăng 5,43%; VCG với 124 tỷ giá tăng 6,04%.
 
Tổng thanh khoản khớp lệnh hai sàn giảm gần 15% so với phiên trước, chỉ đạt 5.954 tỷ đồng. HoSE giảm 14% và VN30 giảm tới 19%. Thanh khoản trong rổ blue-chips rất tệ, chỉ đạt 1.639,5 tỷ đồng và chỉ số VN30-Index tăng nhẹ 0,05% với 10 mã tăng/14 mã giảm.
 
Ba cổ phiếu của rổ giảm trên 1% là VIC, BVH và HPG. Tuy vậy số giảm còn bao gồm nhiều mã lớn như VHM, GAS, SAB, BID, NVL. Ngược lại, số tăng không có trụ thật sự mạnh, khỏe nhất là MSN tăng 1,38%, FPT tăng 1,82%, TCB tăng 1,11%, GVR tăng 0,86%.

 
Không có trụ, VN-Index hạ độ cao khá nhanh trong phiên sáng.
 
Ảnh hưởng của các cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là nguyên nhân chính khiến VN-Index tiến triển rất chậm và không rõ ràng. Mặc dù chứng khoán thế giới đang có những phản ứng khá tích cực trước nguy cơ FED tăng lãi suất tới 1 điểm phần trăm trong tuần tới, nhưng thị trường trong nước lại thận trọng hơn nhiều. Tuy nhiên về độ rộng, trạng thái phân hóa tích cực vẫn đang diễn ra: VN-Index tăng 0,78 điểm tương đương 0,07% sáng nay, nhưng vẫn có 241 mã tăng/174 mã giảm. Trong đó, 120 mã tăng trên 1%, ngược lại số giảm trên 1% chỉ có 46 mã. Thêm nữa, thanh khoản ở nhóm cổ phiếu tăng giá chiếm tới 56,2% tổng giá trị khớp sàn HoSE và thanh khoản nhóm giảm chỉ chiếm 31,9%.
 
Nhà đầu tư nước ngoài bán ra tại HoSE chỉ chiếm 5,4% tổng giao dịch với giá trị tuyệt đối 312,8 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng nhiều nhất là DOM -21,4 tỷ, HPG -19,9 tỷ, DXG -18,2 tỷ, VHM -16 tỷ, FPT -12,9 tỷ, SSI -12,8 tỷ... Lượng bán này rất nhỏ không đủ gây sức ép lên giá. Tuy vậy, phía mua, khối này giải ngân cực nhỏ, chỉ có 205,9 tỷ đồng, dồn vào VND +31,8 tỷ, PNJ +18,1 tỷ, VNM +13,9 tỷ. Mức bán ròng tương ứng 107 tỷ đồng.
 
Mặc dù VN-Index vẫn rất yếu nhưng thị trường vẫn đang tạo cơ hội cụ thể. Đây là điểm tựa cho thị trường níu giữ dòng tiền ngắn hạn vẫn còn hoạt động. Tuy nhiên hiện tượng luân chuyển nhanh giữa các cổ phiếu/nhóm cổ phiếu nên rủi ro cũng không hề nhỏ, hoặc nhà đầu tư không được trải nghiệm cảm giác có lãi ngược thị trường chung.