• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.220,42 -11,47/-0,93%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:45:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.220,42   -11,47/-0,93%  |   HNX-INDEX   221,61   -2,21/-0,99%  |   UPCOM-INDEX   91,47   -0,40/-0,43%  |   VN30   1.275,22   -11,43/-0,89%  |   HNX30   470,05   -6,55/-1,37%
15 Tháng Mười Một 2024 12:49:37 CH - Mở cửa
Kim ngạch xuất khẩu dệt may cán mốc 23 tỷ USD
Nguồn tin: VTV News | 23/07/2022 9:55:00 CH
Kim ngạch xuất khẩu dệt may từ đầu năm đến nay đã chạm mốc 23 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.
 
https://fireant.vn/
 
Năm nay, toàn ngành dệt may đặt mục mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 43,5 tỷ USD. Tuy nhiên nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 đang khiến đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản… vẫn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.
 
Lạm phát tăng cao kỷ lục tại nhiều nước cũng khiến giá nguyên, nhiên, phụ liệu tăng cao liên tục từ đầu năm đến nay, kéo theo chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 20 - 25%.
 
Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.
 
Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng.
 
Đồng thời, các doanh nghiệp cần tăng cường giải pháp xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường và đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB, ODM.