• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:34:50 CH - Mở cửa
Dòng tiền có dấu hiệu tăng, VN-Index hồi về sát tham chiếu
Nguồn tin: Vneconomy | 27/07/2022 12:23:36 CH
Toàn bộ thời gian phiên sáng nay, VN-Index vẫn đỏ, nhưng mức giảm tối đa chỉ -0,55% so với tham chiếu và đến cuối phiên chỉ còn -0,16%. Độ rộng đang cải thiện và thanh khoản cũng có tín hiệu tăng khá tốt.

Toàn bộ thời gian phiên sáng nay, VN-Index vẫn đỏ, nhưng mức giảm tối đa chỉ -0,55% so với tham chiếu và đến cuối phiên chỉ còn -0,16%. Độ rộng đang cải thiện và thanh khoản cũng có tín hiệu tăng khá tốt.
 
Chứng khoán thế giới đỏ rực đêm qua, giá dầu giảm, FED bắt đầu họp 2 ngày và quyết định lãi suất sẽ có trước giờ thị trường Việt Nam giao dịch ngày mai. Giới đầu tư có thể đang đặt cược về biến động của thị trường phiên tới.
 
 
Màu đỏ vẫn chủ đạo trên bảng điện, nhưng cổ phiếu cũng đang phục hồi dần nhờ lực cầu gia tăng.
 
Thanh khoản khớp lệnh hai sàn niêm yết đã tăng 14%, đạt 4.805 tỷ đồng, riêng HoSE tăng 13%, đạt hơn 4.309 tỷ đồng. VN30 giao dịch cũng tăng trên 19%, đạt 1.483 tỷ đồng.
 
Thị trường phiên sáng toàn giảm, nhưng từ khoảng 10h45 trở đi, lực cầu đã tốt hơn và bắt đầu kéo được cổ phiếu đi lên. VN-Index có hai đáy thấp nhất gần như bằng nhau, quanh ngưỡng 1179 điểm, một đáy sớm lúc 9h55 và một đáy lúc 10h45. Đáng chú ý nhất là tương quan độ rộng của chỉ số này giữa hai đáy: Ở đáy đầu tiên, có 81 mã tăng/295 mã giảm, ở đáy thứ 2 có 88 mã tăng/305 mã giảm. Tuy nhiên chỉ gần 1 tiếng cuối cùng, độ rộng đã là 131 mã tăng/284 mã giảm, ngay cả khi VN-Index còn chưa vượt được tham chiếu.
 
Mức độ phục hồi giá ở cổ phiếu chưa thật sự ấn tượng, nhưng trong 347 mã có giao dịch ở HoSE, 271 mã có giá chốt phiên sáng cao hơn mức thấp nhất ngày, tỷ lệ 78% là khá cao. 149 mã trong số này có mức phục hồi từ 1% trở lên, chiếm khoảng 43%.

 
VN-Index hồi lại khá nhanh trong những phút cuối phiên sáng.
 
Những cổ phiếu đảo chiều ấn tượng nhất và thu hút thanh khoản khá tốt là BSI đảo chiều 7,66% so với đáy, chốt phiên sáng tăng 6,82% so với tham chiếu và giao dịch 46,9 tỷ đồng; VGC đảo chiều 6,73%, đang tăng 4,63% với 64,7 tỷ đồng thanh khoản; SCR đảo chiều 5,48%, trên tham chiếu 3,59% với 35,6 tỷ đồng thanh khoản; LPB đảo chiều 4,67%, đang tăng 3,4%, giao dịch 108,5 tỷ đồng... Ngoài ra trong nhóm đảo chiều từ 3% trở lên cũng có khá nhiều mã khác thanh khoản hàng chục tỷ đồng như CII, VCG, HCM, NLG... và đều đang tăng trên tham chiếu.
 
Các cổ phiếu đảo chiều mạnh và hút được thanh khoản tốt là đáng chú ý, vì thị trường điều chỉnh giảm là gần như có thể đoán được, khi bối cảnh chính đang khó đoán và ủng hộ khả năng này. Vì vậy nhà đầu tư nếu muốn mua sẽ canh giá thấp. Nhu cầu mua càng nhiều, tập trung vào các cổ phiếu được chú ý thì sẽ đẩy giá dần phục hồi và thanh khoản cao.
 
Việc thị trường chờ đợi quyết định của FED là điều bình thường, nhưng quan trọng hơn là phản ứng sau đó. Một cú sốc về lãi suất có thể khiến lực bán tháo gia tăng và giá cổ phiếu giảm mạnh. Nếu xuất hiện dòng tiền đón đỡ đúng thời điểm, nghĩa là các nhà đầu tư không cho rằng cú sốc đó sẽ kéo dài và thị trường đang hướng về phía trước, hơn là nhìn vào một thời điểm.
 
Với khoảng 130 mã đã đảo chiều tăng thành công, cũng không có giao dịch nào đột biến. VCB với mức tăng 1,22% tiếp tục là trụ mạnh nhất của VN-Index. Cổ phiếu này thanh khoản không có gì đặc biệt, nhưng giá tăng liên tục sang phiên thứ 3 sau khi kết quả kinh doanh quý 2 tích cực. Trong 7 phiên gần nhất VCB đã tăng 4,9%, không phải nhiều so với các cổ phiếu mạnh khác, nhưng là sự luân phiên kịp thời để nâng đỡ chỉ số. VIC tăng 0,91% sáng nay cũng là một yếu tố thuận lợi. Rổ VN30 chỉ có 6 mã tăng/21 mã giảm và trừ VCB, VIC, còn lại không đáng kể. Số giảm vẫn còn 6 mã rơi trên 1% là HPG, MWG, MSN, MBB, GVR và BVH.
 
Chỉ số VN30-Index cho thấy mức phục hồi khá chậm, mới “thoát đáy” khoảng 0,28%. Trong khi đó Midcap đã “thoát đáy” 0,95% và chỉ số này đã vượt tham chiếu 0,14% với 26 mã tăng/38 mã giảm. Smallcap cũng “thoát đáy” 0,74% và còn giảm 0,19%, độ rộng 58 mã tăng/109 mã giảm. Khả năng đảo chiều giá vẫn tốt hơn ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, như một lợi thế về thanh khoản.
 
Khối ngoại sáng nay “nhường sân” cho nhà đầu tư trong nước. Tổng mức giải ngân ở HoSE của khối này mới là 197,8 tỷ đồng, chiếm 3,9% tổng giao dịch. Mức bán ra là 196,9 tỷ đồng, tương đương mua ròng chưa tới 1 tỷ. HPG đang bị xả ròng 76,6 tỷ đồng, giá giảm 1,85%. Cổ phiếu bị bán ròng nhiều thứ hai là NKG và VND chỉ loanh quanh 5 tỷ đồng. Phía mua có MWG +39,8 tỷ, LPB +17,9 tỷ, VNM +10,1 tỷ.