• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,15 +0,04/+0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:45:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,15   +0,04/+0,00%  |   HNX-INDEX   222,21   -0,27/-0,12%  |   UPCOM-INDEX   93,11   0,00/0,00%  |   VN30   1.312,76   -0,72/-0,05%  |   HNX30   462,68   +0,49/+0,11%
20 Tháng Giêng 2025 9:49:51 SA - Mở cửa
Xuất khẩu “giảm tốc”, cán cân thương mại thâm hụt hơn 2 tỷ USD
Nguồn tin: Vneconomy | 28/07/2022 12:06:37 CH
Trong kỳ 1 tháng 7/2022 so với kỳ 2 tháng 6/2022, xuất khẩu hàng hóa đạt 14,29 tỷ USD, giảm 19,5%; trong khi nhập khẩu đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,5%. Với kết quả này, cán cân thương mại thâm hụt 2,01 tỷ USD…

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2022 (từ ngày 01/7 đến ngày 15/7/2022) đạt 30,59 tỷ USD, giảm 8,3% (tương ứng giảm 2,77 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2022. 
 
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 7/2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/7/2022 đạt 403,11 tỷ USD, tăng 16,7%, tương ứng tăng 57,66 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.
 
 
Trong kỳ 1 tháng 7/2022, Việt Nam nhập siêu 2,01 tỷ USD.
 
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 277,75 tỷ USD, tăng 16,5% (tương ứng tăng tới 39,32 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 125,35 tỷ USD, tăng 17,1% (tương ứng tăng 18,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
 
Trong kỳ 1 tháng 7 năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,01 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 955 triệu USD.
 
Cụ thể, về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 7 năm 2022 đạt 14,29 tỷ USD, giảm 19,5% (tương ứng giảm 3,47 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 6/2022.
 
Một số nhóm hàng có trị giá xuất khẩu giảm, gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,41 tỷ USD (tương ứng giảm 45,9%); điện thoại các loại và linh kiện giảm 682 triệu USD (tương ứng giảm 26,8%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 274 triệu USD (tương ứng giảm 13%); sắt thép các loại giảm 193 triệu USD (tương ứng giảm 44%)...
 
Như vậy, tính đến hết 15/7/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 201,08 tỷ USD, tăng 17,4% tương ứng tăng 29,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
 
Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 4,83 tỷ USD (tương ứng tăng 26,2%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,8 tỷ USD (tương ứng tăng 18%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,98 tỷ USD (tương ứng tăng 15,7%); hàng dệt may tăng 3,38 tỷ USD (tương ứng tăng 19,9%)...

 
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ  01/01/2022 đến 15/7/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
 
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng7/2022 đạt 10,17 tỷ USD, giảm 23,5%, tương ứng giảm 3,12 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 6/2022.
 
Tính đến hết ngày 15/7/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 146,82 tỷ USD, tăng 16,9%, tương ứng tăng 21,24 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
 
Từ chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2022 đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,5% (tương ứng tăng 699 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2022.
 
Một số nhóm hàng có trị giá nhập khẩu tăng là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 465 triệu USD (tương ứng tăng 13,8%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 164 triệu USD (tương ứng tăng 23,9%)...
 
Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng giảm như: sắt thép các loại giảm 136 triệu USD (tương ứng giảm 20,6%); than các loại giảm 106 triệu USD (tương ứng giảm 20,5%); phế liệu sắt thép giảm 105 triệu USD (tương ứng giảm 68,1%)...
 
Như vậy, tính đến hết 15/7/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 202,03 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 27,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
 
Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 10,48 tỷ USD (tương ứng tăng 28,7%); xăng dầu các loại tăng 3,1 tỷ USD (tương ứng tăng 131,8%); than các loại tăng 2,73 tỷ USD (tương ứng tăng 136,6%)..

 
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/7/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
 
Trong kỳ 1 tháng 7/2022, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt 10,57 tỷ USD, tăng 7,4% (tương ứng tăng 728 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 6/2022.
 
Tính đến hết ngày 15/7/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 130,94 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 18,08 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 64,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.