• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:27:33 CH - Mở cửa
Điểm rơi về mặt chính sách "nới room" đang gần kề, ACB và VPB đáng "chú ý"
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 22/08/2022 5:00:41 CH
Theo vị chuyên gia, kể từ đầu tháng 8, chưa ghi nhận động thái cụ thể từ phía Ngân hàng Trung ương. Vì vậy, điểm rơi về mặt chính sách "nới room" đang gần kề. Một số ngân hàng đáng chú ý có dư địa tăng trên 20% có thể kể tới là ACB, VPB.
 
Kết tuần giao dịch từ 15 - 19/8/2022, VN-Index tăng 6,85 điểm (+0,54%) lên 1.269,18 điểm qua đó có tuần tăng điểm thứ 6 liên tiếp; HNX-Index giảm 5,48 điểm (-1,81%) xuống 297,94 điểm. Trong tuần, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục diễn biến phân hóa với 13/27 mã tăng giá và 14 mã giảm. Không có mã lớn nào thực sự tăng mạnh tuần này.
 
Cụ thể, VPB là mã tăng mạnh nhất toàn ngành với mức 4,5% và là mã cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index; SHB và HDB tăng lần lượt là 3,7 và 3,3%. Ngược lại, cổ phiếu NVB giảm mạnh nhất ngành với mức giảm 9,1%; kế đến là KLB và STB với mức giảm lần lượt 6,1% và 2,1%. Nhóm Big4 chỉ có BID tăng nhẹ 0,4% trong khi đó cả CTG và VCB đều có sự điểu chỉnh.

 
Điểm rơi về mặt chính sách "nới room" đang gần kề, ACB VPB đáng "chú ý"
 
Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua có sự cải thiện với 578 triệu cổ phiếu được giao dịch - tăng 8,5% so với tuần trước đó - tương đương giá trị giao dịch 14.819 tỷ đồng.
 
Trong tuần, HDB tiếp tục là tâm điểm của các nhà đầu tư nước ngoài khi được nhóm này mua ròng 261 tỷ đồng - cao nhất toàn ngành tuần qua. Ở chiều ngược lại, VCB bị khối ngoại bán ròng hơn 80 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, VPB tiếp tục được tự doanh mua ròng với giá trị gần 236 tỷ đồng - gấp gần 6 lần so với tuần trước. Ngoài ra, nhóm này còn mua ròng gần 25 tỷ đồng MBB trong tuần.
 
Đưa ra nhận định về nhóm ngành đang có nhiều lợi thế ở thời điểm hiện tại, ông Trương Thái Đạt, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán DSC cho biết: "Nhóm ngân hàng hiện có mức P/B dự phóng 2022 trung bình ngành chỉ còn 1,39 lần, và chiết khấu so với mặt bằng định giá trung bình lên tới 40% do đó, tiếp tục ở khu vực giá hấp dẫn phù hợp cho nhà đầu tư mua và nắm giữ dài hạn. Một số ngân hàng có có tỷ lệ an toàn vốn cao và chất lượng tài sản tốt có thể được nới room tín dụng."
 
Theo vị chuyên gia, kể từ đầu tháng 8, chưa ghi nhận động thái cụ thể từ phía Ngân hàng Trung ương. Vì vậy, điểm rơi về mặt chính sách "nới room" đang gần kề. Một số ngân hàng đáng chú ý có dư địa tăng trên 20% có thể kể tới là ACB, VPB.
 
Bên cạnh đó, với mức nền thấp do trích lập dự phòng cao cùng kỳ năm ngoái ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhóm ngân hàng quốc doanh kỳ vọng tăng trưởng vượt trội như VCB, BID, CTG.
 
Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, các cổ phiếu bluechip ở các ngành có lợi thế hơn, đặc biệt nhóm tài chính. Ông Khánh kỳ vọng nhóm này vẫn sẽ mạnh hơn tương đối so với thị trường chung.