• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 12:03:51 SA - Mở cửa
'Cơ ngơi' mới của bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 25/08/2022 7:05:00 SA
Từ một đơn vị "có giá trị 100 tỷ đồng, chỉ bằng cái móng tay so với Trung Nguyên", thương hiệu King Coffee của nữ doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo đã khẳng định danh tiếng ở trong, ngoài nước và trở thành đối trọng với chính Tập đoàn Trung Nguyên của người chồng cũ Đặng Lê Nguyên Vũ.
 
 
Sản phẩm của King Coffee. Ảnh: TNI Corp.
 
Tháng 4/2022, vụ li hôn kéo dài 7 năm của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chính thức khép lại khi TAND Tối cao bác kiến nghị của VKS cùng cấp về việc hủy quyết định giám đốc thẩm, xét xử lại vụ li hôn.
 
Trong số nhiều diễn biến phức tạp của vụ li hôn, một động thái đáng chú ý là ông Vũ cho biết đã tự nguyện giao tài sản chung của hai vợ chồng tại Công ty Trung Nguyên International (TNI) ở Singapore cho bà Thảo. Trong khi đó, bà Thảo trả lời báo giới rằng đây là tài sản của riêng bà và các con tự lập, không liên quan gì đến ông Vũ. Bà cũng cho biết, TNI chỉ có giá trị 100 tỷ đồng, “chỉ bằng cái móng tay so với tổng tài sản của Trung Nguyên”.
 
Theo tìm hiểu, TNI được bà Thảo thành lập từ năm 2008 tại Singapore với tham vọng đưa cà phê thương hiệu Việt Nam ra thế giới. Trong suốt quãng thời gian trực thuộc công ty mẹ là Tập đoàn Trung Nguyên, TNI đã đưa sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đến hơn 88 quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pháp, Anh, Malaysia, Hàn Quốc….
 
Bỏ qua tranh cãi đúng sai quanh chuyện TNI giữa ông Vũ và bà Thảo, phải khẳng định rằng danh tiếng và kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm đã đưa TNI trở thành cứ điểm vững chắc để bà Thảo thoát khỏi cái bóng Trung Nguyên cũng như người chồng cũ, và phát triển sự nghiệp riêng với thương hiệu King Coffee.
 
TNI của bà Thảo đã có bước đi khéo léo khi không vội vã phát triển thương hiệu mới tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc li hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ thời điểm đó vẫn chưa có hồi kết, quan trọng hơn Việt Nam vẫn là thị trường chịu sự cạnh tranh rất gay gắt giữa nhiều ông lớn tên tuổi như The Coffee House, Trung Nguyên, Highlands, Phúc Long, Starbuck….
 
Tận dụng danh tiếng gây dựng trên thị trường quốc tế trong nhiều năm, TNI chọn ra mắt thương hiệu lần đầu vào ngày 10/2016 tại Mỹ trong chương trình âm nhạc Thúy Nga Paris By Night 120, sau đó được giới thiệu đến các thị trường như Seoul (Hàn Quốc), Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ….
 
Nói về cái tên "King Coffee", bà Thảo cho biết đây là khát vọng xây dựng nên thương hiệu cà phê huyền thoại, và việc sử dụng một thương hiệu mang tính toàn cầu sẽ giúp sản phẩm có thể phát triển ở thị trường quốc tế.
 
Không khó để nhận ra sự cạnh tranh giữa 2 thương hiệu này ở thị trường đông dân nhất thế giới - Trung Quốc. Cuối năm 2017, Tập đoàn LaoJiao của Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ với TNI để phân phối các sản phẩm mang thương hiệu King Coffee trong nước. Vài tháng sau đó, Trung Nguyên Legend, công ty con của Tập đoàn Trung Nguyên do ông Vũ điều hành, đã ký thỏa thuận với Công ty Thương mại Qinzhou Thượng Hải để phân phối cà phê hòa tan G7 của họ trên khắp miền đông Trung Quốc.
 
Tăng cường cạnh tranh với bà Thảo và thương hiệu King Coffee chất lượng cao của TNI, ông Vũ đã cho ra mắt thương hiệu cà phê cao cấp của riêng mình, được gọi là Legend.
 
Trở lại với TNI, nhằm tạo “bước đệm” trở lại thị trường Việt Nam, Công ty TNHH MTV TNI được thành lập vào tháng 4/2016, vốn điều lệ 2 tỷ đồng, chủ sở hữu là ông Lê Hoàng Văn (SN 1972) – người được biết đến là anh trai bà Thảo.
 
 
Tòa nhà số 161 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM - nơi đặt đại bản doanh nhiều công ty của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Ảnh: Hóa Khoa.
 
Hơn 2 năm sau (tháng 7/2018), TNI đã thành lập và nắm 100% vốn Công ty TNHH King Coffee, vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Đây cũng là thời điểm King Coffee chính thức ra mắt chuỗi quán café tại quê nhà, với cửa hàng đầu tiên tại Gia Lai.
 
Tại Việt Nam, bà Thảo đặt kế hoạch mở chuỗi cửa hàng King Coffee, với mục tiêu mở 1.000 cửa hàng theo ba mô hình (King Coffee Express, King Coffee Premium và King Coffee Luxury) trên địa bàn cả nước. Để thực hiện mục tiêu này, chiến lược mà bà Thảo chọn là nhượng quyền thương hiệu (mô hình franchise). Đây cũng từng là chiến lược mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng sử dụng để mở rộng chuỗi cà phê Trung Nguyên của mình.
 
Dù vậy, không chỉ áp dụng cách làm nhượng quyền như Trung Nguyên đang làm, TNI thực hiện nhiều mô hình nhượng quyền đa dạng như: Grab & Go – Shop, Grab & Go – Shop Kiosk, Grab & Go – Mobile, hay mô hình kinh doanh đơn giản nhất là Wehome Café với một xe đẩy café. Song song với đó, TNI cũng phát triển WE (Women Can Do), hệ sinh thái 4.0 kinh doanh trên nền tảng online và mobile app dành riêng cho phụ nữ khởi nghiệp.
 
Trong suốt quá trình phát triển thương hiệu King Coffee, bà Thảo luôn xuất hiện trên các kênh truyền thông với hình ảnh người phụ nữ khởi nghiệp độc lập, nữ quyền, thành công và khát khao đưa café Việt Nam đến thế giới. Điều này phần nào định vị lại những ấn tượng về nữ doanh nhân sinh năm 1973 trong lòng người tiêu dùng, thay vì là những thị phi, những câu chuyện lùm xùm trong quá khứ.
 
Đặc biệt, TNI của bà Thảo có tham vọng trở thành nhà cung ứng “1 cửa” đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam cho các đối tác quốc tế, với dự án Happy Farmers. Dự án này nhiều khả năng đã được ấp ủ khi Công ty TNHH Happy Farmer được thành lập vào cuối năm 2020, bà Thảo đóng vai trò là Người đại diện theo pháp luật/Giám đốc công ty.
 
Đến tháng 8/2021, dự án Happy Farmers chính thức được công bố. Bà Thảo cho biết dự án này sử dụng công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, Happy Farmers chiêu thị các nhà cung ứng tại vùng nguyên liệu thông qua các hình thức như hỗ trợ bao tiêu thu mua, kết nối các dự án về chứng nhận (RA, UTZ, 4C).
 
Với thế mạnh công nghệ, tháng 3/2022, TNI đã thành lập Công ty TNHH Công nghệ Thông tin TNI (TNI Tech), chuyên về công nghệ thông tin với nền tảng mở bao gồm hạ tầng nền tảng Multi-Cloud và nền tảng ứng dụng.
 
Lấn sân bất động sản
 
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến khối bất động sản của nữ doanh nhân Họ Lê. Hồi năm 2019, theo công bố từ Hội đồng Xét xử, ông Vũ và bà Thảo nắm 26 bất động sản ở trong và ngoài nước. Trong đó, 20 bất động sản do bà Lê Hoàng Diệp Thảo đứng tên một mình với tư cách chủ sở hữu.
 
Số bất động sản này có diện tích lớn nhất ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM với tổng diện tích gần 94.000 m2 của 11 thửa đất, Kế đó là gần 11.000 m2 đất ở quận 2, TP.HCM cũng đứng tên bà Thảo, Ngoài ra, bà còn một thửa đất đứng tên mình ở phường Long Phước rộng hơn 8.000 m2 và một thửa đất đứng tên sở hữu cùng ông Vũ có diện tích hơn 1.700 m2 tại đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Bên cạnh đó, ông Vũ và bà Thảo còn sở hữu 7 căn nhà. Trong số này, có 1 căn nhà ở nước ngoài, 5 căn tại TP.HCM và 1 căn ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
 
Kết quả theo thỏa thuận giữa 2 bên, bà Thảo được sở hữu 7 bất động sản tại Đà Nẵng và TP.HCM (quận 2, 3, 9, Bình Tân) với tổng giá trị hơn 375 tỷ đồng. 
 
Ở diễn biến gần đây, như Nhadautu.vn đã đề cập, ngày 30/3/2022, bà Thảo trở thành Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Park City và CTCP Đầu tư Bất động sản Gardenia Center. Ngoài vai trò quản lý, bà cũng là đại diện ủy quyền cho 70% vốn góp tại Park City, phần còn lại thuộc sở hữu của các cá nhân Trần Anh Vinh và Vũ Ngọc Tú. Theo tìm hiểu, ông Trần Anh Vinh còn là cổ đông sáng lập góp 5% vốn tại CTCP Đầu tư Bất động sản Gardenia Center - công ty do bà Lê Hoàng Diệp Thảo là Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật. 
 
Công ty TNHH Park City được biết đến là chủ đầu tư dự án khu đô thị cùng tên, có quy mô lên đến 49,5ha, tọa lạc tại mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh, TP.HCM. Dự án này trước đây thuộc sở hữu của Gaw Capital Partners - quỹ đầu tư có trụ sở tại Hong Kong. 
 
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chồng cũ của bà Thảo cũng dành nhiều sự quan tâm với  thị trường bất động sản. 
 
Từ đầu năm 2021, Trung Nguyên Group đã ra mắt dự án Thành phố Cà phê quy mô 45,5ha, toạ lạc ở trung tâm thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột.
 
Tại Đắk Lắk, tập đoàn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn đầu tư nhiều dự án nghỉ dưỡng khác như khu du lịch sinh thái M'Đrăk, khu nghỉ dưỡng 3 sao Legend Coffee Resort, Khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng, dự án Khu danh lam thắng cảnh Đồi Cư H’Lâm, hay dự án du lịch ở khu thác Draynur cách trung tâm Buôn Mê Thuột khoảng 30 km.