• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 8:55:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   226,69   +0,00/+0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,39   0,00/0,00%  |   VN30   1.301,95   0,00/0,00%  |   HNX30   486,55   +0,00/+0,00%
13 Tháng Mười Một 2024 8:57:49 SA - Mở cửa
Quỹ đầu cơ đổi hướng
Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư | 31/08/2022 6:00:00 SA
Các quỹ đầu cơ đang chuyển hướng đầu tư sau những tháng đầu năm kinh doanh thua lỗ.
 
Khi các thị trường tài chính bùng nổ vào năm 2021, với đà tăng giá mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ trong đại dịch, Tiger Global, quản lý hơn 90 tỉ USD giá trị tài sản ở thời đỉnh cao, cũng được hưởng lợi khi trở thành một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất thế giới. Thế nhưng, Tiger Global đã ngã ngựa trong năm 2022 khi chứng kiến quỹ chính lỗ 24,7% trong quý II, nâng mức lỗ trong 6 tháng đầu năm lên tới 50% so với cuối năm ngoái.
 
“Nửa đầu năm, chúng tôi đã đánh giá thấp tác động của lạm phát toàn cầu leo thang đối với các thị trường tài chính và bước vào năm 2022 với quá nhiều khoản nắm giữ dễ bị tổn thương”, Tiger Global nhận định trong lá thư gửi nhà đầu tư vào tháng 8/2022.
 
Trong thập niên qua, Tiger Global đã nắm giữ lượng lớn cổ phiếu của các công ty công nghệ và phần mềm ở Mỹ và Trung Quốc, đưa hãng này trở thành một trong những quỹ đầu cơ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ăn nên làm ra nhất thế giới, thu về hàng chục tỉ USD lợi nhuận. Tuy nhiên, cuộc chiến Nga - Ukraine, cùng với lạm phát tăng mạnh và chiến lược thắt chặt tiền tệ của Mỹ đã đánh bất ngờ khiến quỹ đầu cơ nổi tiếng về mức tăng trưởng cao của tỉ phú kín tiếng Chase Coleman lỗ nặng khi giá các cổ phiếu công nghệ lao dốc không phanh.
 
Trong danh sách những quỹ lỗ nặng trong nửa đầu năm còn có Light Street với hơn 40%, hay Maverick Global với mức lỗ 35%, một sự đảo ngược hoàn toàn so với lợi nhuận hằng năm 2 con số trong 3 năm qua. Tính trung bình, các quỹ đã lỗ 5,6% trong 6 tháng đầu năm nay, theo HFR. Tổ chức này cũng dự báo 2022 sẽ là một trong những năm có kết quả kinh doanh tồi tệ nhất của ngành quỹ đầu cơ.
 
Tình hình kinh doanh ảm đạm và làn sóng rút vốn của nhà đầu tư đã kéo giá trị tài sản được quản lý của ngành quỹ đầu cơ toàn cầu giảm tới 79% trong 6 tháng đầu năm, theo HFR. Trong đó, tháng 6 là tháng sụt giảm sâu nhất kể từ tháng 3/2020 khi đại dịch bùng phát, giảm tới 31,2 tỉ USD giá trị tài sản. Đáng nói, không có quỹ đầu cơ nào thu hút được vốn mới trong quý II/2022. Chỉ các quỹ đầu cơ vĩ mô (giao dịch đa dạng các loại tài sản như trái phiếu, tiền tệ, lãi suất, cổ phiếu và hàng hóa cơ bản) cho thấy tình hình khả quan hơn so với diễn biến chung của ngành với mức lợi nhuận 8,61% trong nửa đầu năm.
 
 
Tình thế bất lợi đã buộc ngành quỹ đầu cơ phải thay đổi chiến lược. Theo số liệu của Jefferies, các quỹ đầu cơ tổng cộng đã cắt giảm tỉ trọng danh mục đầu tư vào nhóm 16 cổ phiếu “con cưng” từ 23,8% xuống còn 16,1%, trong đó có Nvidia, Qualcomm, AMD, Tesla, PayPal Holdings, Fiserv, Meta, Apple, Amazon.com, Netflix, Alphabet.
 
Tỉ trọng của nhóm cổ phiếu này trong danh mục đầu tư của các nhà quản lý quỹ hiện thấp hơn 10 điểm phần trăm so với tỉ trọng của cùng nhóm công ty trong S&P 500. Điều đó có nghĩa là các quỹ đầu cơ đang đặt cược rằng tăng trưởng lớn nhất sẽ đến từ các cổ phiếu bên ngoài nhóm này. Cụ thể, các nhà quản lý quỹ đang gia tăng đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng dài hạn lên tới 50% từ mức 40% cách đây vài tháng. Cổ phiếu tăng trưởng dài hạn chỉ cổ phiếu của những công ty đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế cách làm truyền thống xưa nay của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Họ cho rằng cho dù nền kinh tế có tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái, những công ty này vẫn tăng trưởng nhờ lấy thị phần từ những doanh nghiệp khác.
 
Sự chuyển hướng chiến lược đã mang lại kết quả khá tốt trong thời gian gần đây. Một bằng chứng là chỉ số iShares Russell 2000 Growth Exchange-Traded Fund (IWO) đã tăng gần 17% từ mức thấp vào giữa tháng 6 cho đến nay, cao hơn chỉ số Russell 2000 và S&P 500.
 
 
Trong lá thư gửi cho nhà đầu tư vào tháng 8/2022, Tiger Global cũng cho biết đang và sẽ “đại tu” chiến lược đầu tư, kìm lại khẩu vị rủi ro nổi tiếng xưa nay của quỹ này. Một nguồn tin thân cận với Tiger Global đánh giá cách tiếp cận mới này là “không để mất tiền”. Đội ngũ đầu tư của Tiger Global ở Mỹ và châu Á đã họp mặt liên tục kể từ tháng 2/2022 khi quyết định giảm nắm giữ ở các công ty đã hưởng lợi từ COVID-19 như Zoom (ứng dụng hội nghị truyền hình), DocuSign (chữ ký điện tử), Carvana (startup ô tô đã qua sử dụng trực tuyến), DoorDash (ứng dụng giao thực phẩm), Roblox (video game), Coinbase, Robinhood (tiền mã hóa), Warby Parker (bán lẻ trực tuyến), Spotify (âm nhạc)...
 
Song song với việc giảm nắm giữ cổ phiếu công nghệ có độ rủi ro cao, Tiger Global cũng tập trung hơn vào các công ty tăng trưởng ổn định, trong đó có nhiều canh bạc đặt cược lớn và dài hạn vào các tập đoàn phần mềm Microsoft, Atlassian và Sevicenow, cũng như hãng an ninh mạng CrowdStrike, công ty fintech Brazil Nubank, tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc JD.com và tập đoàn công nghệ Singapore Sea. Các khoản nắm giữ mới đáng kể là ở Trung Quốc, nơi các cổ phiếu công nghệ chật vật trong nhiều năm nhưng đã tỏa sáng vào năm 2022. Tiger Global hiện đưa Kanzhun (nền tảng tuyển dụng trực tuyến), Li Auto (xe điện) vào Top 10 cổ phiếu nắm giữ dài hạn của Công ty.
 
Đáng chú ý, Tiger đang đầu tư mạnh vào ngành khoa học dữ liệu, do đó cũng tiến hành những thay đổi về nhân sự cho phù hợp khi “tiễn đi” một số đối tác lâu năm, đồng thời mời về những nhà quản lý kỳ cựu khác như Dai Wang, nhà quản lý lâu năm tại T Rowe Price để dẫn dắt mảng đầu tư cổ phiếu đại chúng tại Mỹ, hay gần đây là Ben Tso, cựu chuyên gia phân tích tại Palestra Capital Management để tập trung vào các khoản đầu tư liên quan đến người tiêu dùng. Cuối tháng 8 này Evan Stanleigh, một đối tác tại Cadian Capital, cũng gia nhập Tiger Global. Qua tháng 9, Công ty đưa về thêm 4 chuyên gia phân tích nữa, mở rộng đội ngũ đầu tư với quy mô chưa từng có, theo các nguồn tin thân cận với vụ việc.
 
Nỗ lực này nhằm cải thiện mức lợi nhuận của các quỹ thuộc Tiger Global. Quỹ chính (ra mắt năm 2002) chứng kiến lợi nhuận ròng trung bình năm giảm từ 20% vào cuối tháng 9/2021 còn dưới 15% vào ngày 30/6/2022. Nhưng nhờ sự chuyển hướng chiến lược, tình hình kinh doanh của quỹ chính đã cải thiện 0,4% trong tháng 7/2022, giảm mức lỗ từ đầu năm đến nay còn 49,8%. Các quỹ khác thuộc Tiger Global cũng có dấu hiệu hồi phục trong tháng 7. “Va vấp và thua lỗ chỉ là một phần trong quá trình giao dịch. Chúng tôi tin rằng sẽ giúp các nhà đầu tư thắng trở lại”, Tiger Global cho biết