• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 11:07:53 SA - Mở cửa
Thận trọng với cổ phiếu ngành thép
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/09/2022 8:52:05 SA
Mặc dù có diễn biến trái ngược với thị trường chung khá ảm đạm, song nhiều công ty chứng khoán vẫn nhìn nhận với quan điểm không mấy khả quan về nhóm cổ phiếu ngành thép.
 
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (5-9/9), VN-Index dừng ở mức 1.248,78 điểm, tương ứng giảm 28,57 điểm (-2,48%) so với tuần trước đó.
 
Điểm sáng hiếm hoi
 
Như vậy, thị trường chứng khoán đã có sự điều chỉnh trở lại sau 7 tuần tăng liên tiếp và rơi xuống dưới ngưỡng MA 100 (1.250 điểm). Điểm sáng hiếm hoi thuộc về nhóm cổ phiếu thép, dù mức tăng đa số cũng chỉ ở mức khiêm tốn.

 
Thị trường ghi nhận sự điều chỉnh trở lại sau 7 tuần tăng liên tiếp, nhưng cổ phiếu thép vẫn được đánh giá là điểm sáng hiếm hoi.
 
Trong đó, cổ phiếu NKG (Thép Nam Kim) là mã có mức tăng tốt nhất với 8,5%; cổ phiếu HPG (Tập đoàn Hòa Phát), HSG (Tập đoàn Hoa Sen), TLH (Thép Tiến Lên) tăng 3% đến gần 4%; còn SMC (Đầu tư thương mại SMC) tăng hơn 2,3%.
 
Đáng chú ý, cổ phiếu HPG liên tục là tâm điểm trong danh sách mua ròng của khối ngoại. Chẳng hạn, trong phiên thị trường đỏ lửa (8/9), mặc dù giao dịch khá hạn chế nhưng khối này vẫn gom khá mạnh, cổ phiếu HPG với khối lượng mua ròng đạt đạt hơn 4,32 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 99,77 tỷ đồng. Tiếp đó, trong phiên 9/9, khối ngoại tiếp tục mua ròng cổ phiếu HPG hơn 5,99 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 140,72 tỷ đồng.
 
Trước đó, từ ngày 21/6/2022 đến 24/8, nhóm cổ phiếu thép cũng có nhịp tăng giá mạnh, cùng với sự hồi phục sau khi tạo đáy của VN-Index. Cụ thể, cổ phiếu HSG tăng 50,9%, NKG tăng 40,3%, TLH tăng 30,3%, SMC tăng 26%, HPG tăng 13%, TIS (Gang thép Thái Nguyên) tăng 8,2%.
 
Nhìn chung, đà tăng trong tuần qua của nhóm cổ phiếu này được cho là đến từ thông tin về nhà máy thép tại châu Âu ngừng sản xuất vì vấn đề năng lượng, khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép.
 
Mặt khác, trước đó giá thép cũng ghi nhận có tín hiệu hồi phục trở lại, tạo yếu tố hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu này. Cụ thể, sau 15 phiên giảm liên tiếp từ 11/5, giá thép trong nước đã có 2 lần bật tăng trở lại vào 31/8 và 6/9. Giá thép và quặng trên sàn Thượng Hải và Đại Liên, theo bản tin của Bộ Công thương đều tăng trở lại, mặc dù vẫn ở vùng thấp.
 
Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nghiêm Xuân Đa, thị trường thép Việt Nam những tháng cuối năm sẽ có những tín hiệu phục hồi sau khi trải qua một giai đoạn khó từ 11/5 đến hết tháng 8 vừa qua.
 
Trong khi đó, một số công ty chứng khoán dự báo nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép.
 
“Nhu cầu thép xây dựng sẽ sớm phục hồi khi giải ngân vốn đầu tư công của Việt Nam tăng tốc từ cuối năm sau khi kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 hoàn thành giai đoạn phê duyệt thủ tục”, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định.
 
Thực tế, Tập đoàn Hòa Phát cũng vừa thông báo sản lượng bán hàng tháng 8 đạt 628.000 tấn thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC), tăng 19% so với tháng 7 và tương đương cùng kỳ năm trước (620.000 tấn).
 
Theo Hòa Phát, sản lượng thép xây dựng đạt cao chủ yếu nhờ thị trường tiêu thụ nội địa khả quan hơn so với các tháng trước.
 
Mây mù vẫn… che phủ
 
Tuy nhiên, lãnh đạo một số doanh nghiệp thép khác lại chung quan điểm về việc chưa chắc chắn về khả năng giá thép chuyển sang xu hướng phục hồi rõ nét mà chỉ đánh giá ở mức “có khả năng”.
 
Lý do trên nền tảng kinh tế chung, suy giảm tăng trưởng kinh tế vẫn là lý do khiến giá thép giảm, nhu cầu dài hạn giảm. Đặc biệt, ở trong nước, thị trường bất động sản sẽ trầm lắng.
 
Mặt khác, tại Trung Quốc - nước có ngành công nghiệp thép lớn nhất thế giới đang đi theo định hướng tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ và tiếp tục kiểm soát bong bóng thị trường bất động sản với quan điểm “nhà để ở, không phải đầu cơ”. Phát triển bất động sản không phải là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc như 10 năm trước, gián tiếp ảnh hưởng tới nhu cầu xây dựng và giá thép trong dài hạn.
 
Goldman Sachs dự báo, cuộc khủng hoảng bao trùm lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ khiến thị trường quặng sắt dư thừa nguồn cung đáng kể trong nửa cuối năm 2022 và đẩy giá thép xuống thấp hơn.
 
Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, nhu cầu quý IV có thể tăng hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.
 
Thống kê 7 doanh nghiệp thép đang niêm yết từ 31/12/2020 đến 30/6/2022 cho thấy, tồn kho đã tăng thêm 48.698 tỷ đồng. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, tồn kho tăng thêm 19.064 tỷ đồng. Đáng chú ý, kể từ đầu năm 2022 tới nay, giá thép có xu hướng giảm, nhưng việc trích lập dự phòng giảm giá tồn kho vẫn còn khá khiêm tốn.
 
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, sản lượng tiêu thụ thép trong quý III/2022 sẽ giảm ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Sản lượng tiêu thụ thép ở mức thấp do đây là mùa thấp điểm xây dựng (mùa mưa), dẫn tới nhu cầu về thép không cao; hoạt động sản xuất tại các nhà máy thép cầm chừng do tồn kho lớn.
 
Tương tự, mặc dù nhận định tiêu thụ tôn mạ trong nước có thể được khuyến khích do giá tăng lên từ tháng 9, song VDSC vẫn giữ quan điểm thận trọng về mức tăng giá và sản lượng của từng nhà sản xuất. Lý do là nhu cầu từ nước ngoài vẫn trầm lắng và các nhà sản xuất sẽ phải cạnh tranh để giải quyết lượng hàng tồn kho giá cao trong quý II.
 
VDSC lưu ý tới tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn của Nam Kim từ khoản đầu tư nâng công suất lên gấp đôi từ năm 2027. Đối với Hoa Sen và SMC, công ty chứng khoán này vẫn giữ quan điểm thận trọng hơn do triển vọng tăng trưởng trong những năm tới không rõ ràng.
 
Nhìn chung, định giá nhóm cổ phiếu thép hầu hết vẫn ở mức thấp, mặc dù đã có 2 tháng ghi nhận đà hồi phục, song với những lưu ý nêu trên, rất có thể định giá sẽ không rẻ, nhất là khi lợi nhuận quý III/2022 vẫn đứng trước nguy cơ giảm mạnh.
 
Trong khi đó, giá thép có thể giảm bất cứ lúc nào, phụ thuộc vào các thỏa thuận thương mại liên quan đến xung đột địa chính trị. Cho nên, việc mua cổ phiếu nhóm ngành thép lúc này đòi hỏi nhà đầu tư nhạy thông tin và giữ kỷ luật chốt lời và cắt lỗ nghiêm vì rủi ro cao hơn.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức