• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 8:42:28 SA - Mở cửa
Cảng biển Bình Định trên hành trình phát triển
Nguồn tin: Báo Biên phòng | 15/09/2022 7:50:00 CH
Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 268.943 tấn hàng hóa được nhập khẩu và hơn 2,6 triệu tấn hàng hóa được xuất khẩu qua hệ thống cảng biển ở tỉnh Bình Định. Lưu lượng hàng hóa qua cảng mỗi năm lại tăng lên. BĐBP cũng bắt nhịp xu hướng cảng thông minh (E-port), kiểm tra, kiểm soát bằng nhiều hình thức để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại địa phương.
 
https://fireant.vn/charts/content/symbols/QSP
 
Cán bộ BĐBP giám sát tại khu vực cảng Quy Nhơn. Ảnh: Văn Chương
 
Giám sát xa, gần
 
Tại cảng Quy Nhơn, các tàu vận tải Thành Đạt 128, New Dedication, Future Ocean đang cập vào các cầu cảng để nhận hàng. Khu vực cách cảng vài trăm mét, các tàu đang chờ đến lượt cập cảng. Trên website của Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn thông báo với BĐBP về các tàu chuẩn bị cập cảng như: Tàu Hoàng Sa 126 xuất bến từ cảng Hòn La, tỉnh Quảng Bình và một số tàu khác từ Hà Tĩnh sắp cập bến.
 
Trung tá Tạ Thanh Tuấn, cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn đang đứng ở vị trí giám sát hoạt động lên xuống của các thủy thủ tàu Future Ocean cho biết, do đã nắm bắt sớm được hồ sơ hàng hóa, danh sách thủy thủ và lịch trình cập cảng, vì vậy, việc kiểm tra, giám sát gặp nhiều thuận lợi.
 
Thành phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có 6 cảng, gồm: Cảng Quy Nhơn, Tân cảng Quy Nhơn, Tân cảng miền Trung, cảng Thị Nại, Cảng Dầu và bến phao neo chuyên dùng An Phú. Nói về việc kiểm tra giám sát từ xa thông qua hệ thống văn bản điện tử, Thượng úy Phạm Ngọc Thắng, cán bộ Đội Thủ tục, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn đưa ra vài hồ sơ: Bản hợp đồng vận chuyển giữa Công ty Inlaco ở Hải Phòng với Công ty TNHH DV vận tải biển Tiến Đạt ở thành phố Hồ Chí Minh thông báo trước về hoạt động vận chuyển hơn 3.000 tấn phân bón Phú Mỹ bằng tàu Thành Đạt 18 và sẽ bốc dỡ hàng tại cảng Quy Nhơn.
 
Một hợp đồng khác giữa Công ty TNHH logistics miền Trung ở tỉnh Hà Tĩnh với Công ty TNHH đầu tư thương mại vận tải biển Trần Minh ở thành phố Hải Phòng, sử dụng tàu Trần Minh 36 bốc xếp 5.000 tấn thép từ cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh và bốc dỡ tại cảng Quy Nhơn, thời gian xếp dỡ 4 ngày.
 
Những hồ sơ như trên được gửi tới bộ phận thủ tục của Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, kèm theo các danh mục thủy thủ đoàn, cảng neo đậu, thời gian cụ thể cập bến… đã giúp cho đơn vị nắm chắc được tình hình, đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh; bố trí cán bộ trực cầu tàu; phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật của địa phương kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các thủy thủ đến từ các nước.
 
Chờ đợi sự đột phá
 
Hàng hóa qua các cảng biển ở tỉnh Bình Định luôn có chiều hướng tăng. Riêng cảng Quy Nhơn, sản lượng hàng hóa năm 2017 là gần 7,2 triệu tấn thì đến năm 2020 là hơn 11 triệu tấn. Có thể đặt con số tăng trưởng này cạnh một vài tỉnh lân cận để so sánh, thấy được vị trí của các cảng biển của tỉnh Bình Định đang ở mức độ nào - hàng hóa qua các cảng biển của tỉnh Hà Tĩnh (trong 8 tháng của năm 2021) ước đạt 21,073 triệu tấn; hàng hóa năm 2021 qua cảng Đà Nẵng đạt 12,89 triệu tấn, hàng hóa qua các cảng biển của tỉnh Quảng Ngãi là 44 triệu tấn.
 
Để rút ngắn thời gian, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, riêng cảng Quy Nhơn đã tiên phong áp dụng mô hình Cảng biển điện tử E-port. Trên website của Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn đã đề ra phương châm “hiệu quả, tận tâm, đổi mới…”.
 
Bên cạnh việc tối ưu hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của các cảng biển tại Quy Nhơn, hệ thống dịch vụ tại cảng cũng là yếu tố tăng sức cạnh tranh và tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự nâng cấp của một bên, vì cảng biển còn lệ thuộc rất lớn vào sự bùng nổ kinh tế ở khu vực để tạo nguồn hàng đến và đi.
 
https://fireant.vn/charts/content/symbols/QSP
 
Tàu vận tải bốc dỡ hàng hóa tại cảng Quy Nhơn. Ảnh: Văn Chương
 
Khu kinh tế Nhơn Hội ở tỉnh Bình Định vẫn đang trên đà phát triển và viễn cảnh khu công nghiệp nhộn nhịp vẫn còn ở phía trước. Các chuyên gia cho rằng, năng lực sản xuất cũng như thị trường ở miền Trung quá nhỏ lẻ, các khu công nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả nên không tạo được nguồn hàng đủ lớn và ổn định để cung cấp cho các cảng biển, vì thế không thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngược lại, khu vực Đông Nam Bộ là nơi có tốc độ phát triển kinh tế sôi động và nhanh nhất nước, vì thế, sự phát triển kinh tế của khu vực này kéo theo sự phát triển của các cảng.
 
Trong kế hoạch phát triển đến năm 2025, cảng Quy Nhơn sẽ tiếp tục được đầu tư mở rộng lên gần 90ha - gấp 3 lần hiện nay để đáp ứng vai trò cảng cửa ngõ khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Theo đó, bến số 1 sẽ được mở rộng ra phía khu nước trước bến hiện tại thêm 35m, tổng chiều dài bến sau khi nâng cấp là 480m, đảm bảo tiếp nhận đồng thời 2 tàu hàng tổng hợp, tàu container 30.000 tấn đầy tải.
 
Tầm nhìn tương lai
 
Ngày 22/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo phân nhóm cảng biển, hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 5 nhóm.
 
Đối với hệ thống cảng biển ở tỉnh Bình Định thuộc Nhóm cảng biển số 3, chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực Tây Nguyên, có các bến container tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến cảng dành cho tàu chở khách. Về quy mô, phục vụ cỡ tàu container tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 50.000 tấn (tàu đến 70.000 tấn giảm tải, kết hợp tiếp nhận tàu chở khách); tàu hàng lỏng/khí đến 10.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.
 
Chiến lược nâng cấp hệ thống cảng chủ yếu tập trung ở thành phố Quy Nhơn đang là bài toán phải kết hợp với nhiều yếu tố khác như: Vị trí, tuyến giao thông vành đai. Trong chuyến thăm và làm việc của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật (ngày 10/3/2021) với UBND tỉnh Bình Định về vấn đề quy hoạch phát triển cảng biển, cảng cạn, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh: “Cảng Quy Nhơn hiện nay đang nằm rất gần thành phố nên khi phát triển thì sẽ nảy sinh ra ô nhiễm, ùn tắc xe vận tải, container. Cảng Hải Phòng được đẩy ra phía biển 14km để nhường phía trong phục vụ du lịch…”.
 
Hệ thống cảng ở tỉnh Bình Định được Chính phủ quy hoạch là một trong 10 cảng trọng điểm của cả nước, là đầu mối quan trọng trên trục hành lang Ðông Tây, là cửa ngõ ra Biển Ðông của Tiểu vùng sông Mê Kông (gồm Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia) thông qua quốc lộ 18B (Lào) nối với quốc lộ 19 (Việt Nam).