• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 12:08:52 SA - Mở cửa
Cuộc đua thị phần môi giới
Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư | 02/09/2022 8:30:00 SA
VPS, SSI, VNDirect… vẫn là những công ty dẫn đầu về thị phần môi giới. Tuy nhiên, thứ hạng thị phần trong tương lai có thể sẽ thay đổi.
 
Trong báo cáo thị phần môi giới gần nhất, Công ty Chứng khoán VPBank (VPS) vẫn tiếp tục là cái tên dẫn đầu ở cả 4 sàn: TP.HCM (HSX), Hà Nội (HNX), UPCoM và sàn phái sinh. Đáng chú ý, thị phần mà VPS đạt được khá cách biệt so với các vị trí kế tiếp của Công ty Chứng khoán SSI, Công ty Chứng khoán VNDirect, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)...
 
Đà bứt phá ngoạn mục của VPS đã duy trì hơn 2 năm qua. Đây là điều gây ngạc nhiên cho nhà đầu tư bởi chưa từng có công ty chứng khoán nào như vậy. Trước đó, một số công ty chứng khoán cũng chạy đua giành thị phần môi giới nhưng chỉ một thời gian là giảm phong độ. Vì thế, câu chuyện ở VPS càng trở nên đặc biệt.
 
VPS tiền thân là Công ty Chứng khoán ASC (ASCS), với vốn điều lệ chỉ 56 tỉ đồng và đã phải rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán từ năm 2016 để cơ cấu lại hoạt động. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, bức tranh VPS đổi khác khi VPS liên tục soán ngôi đầu bảng của SSI trong thị phần môi giới. Sang năm 2021, Công ty tăng vốn điều lệ lên mức 268,8 tỉ đồng. Đặc biệt, khi thương vụ M&A giữa ASCS và VPBank hoàn tất, với việc nhận chuyển nhượng gần như toàn bộ vốn tại ASCS, VPBank đã đổi tên Công ty Chứng khoán ASC thành Công ty Chứng khoán VPBank và cũng đã tăng vốn khủng, từ gần 269 tỉ đồng lên 8.920 tỉ đồng vào tháng 4/2022.
 
https://fireant.vn/home
 
Với việc tăng vốn này, VPS đã lập tức tiến vào Top 3 vốn điều lệ, chỉ sau SSI và VNDirect. Theo một chuyên gia phân tích, nguồn lực tài chính cùng hệ sinh thái VPBank đã giúp VPS có thể áp dụng cho vay high margin (đòn bẩy rất cao). Đồng thời, chính sách sản phẩm phái sinh và chính sách hoa hồng môi giới tốt đã thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhờ đó vượt lên dẫn đầu, tạo khoảng cách về thị phần và hỗ trợ kinh doanh cho VPS.
 
Đến cuối tháng 6/2022, theo báo cáo tài chính soát xét của VPS, doanh thu hoạt động nửa đầu năm 2022 đạt 167 tỉ đồng, lãi sau thuế là 74 tỉ đồng, tăng đột biến so với 567 triệu đồng và 3,5 tỉ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình của ông Nguyễn Hà Quỳnh, Tổng Giám đốc VPS, Công ty tăng mạnh doanh thu do tăng vốn và đẩy mạnh giao dịch chứng khoán cơ sở. Mặt khác, hoạt động kinh doanh phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhà đầu tư. Trong đó,  VPS chủ yếu tăng doanh thu về kinh doanh trái phiếu, tư vấn phát hành trái phiếu và môi giới chứng khoán.
 
SSI, VNDirect, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), HSC đã mất dần vị thế về thị phần môi giới và thường trồi sụt. Theo lý giải của một chuyên gia phân tích ở TP.HCM, thị phần của VCSC hay HSC, SSI bị phụ thuộc nhiều vào khách hàng tổ chức. 2 năm qua, trên thị trường chứng khoán không có giao dịch IB (môi giới tài chính) nào đáng chú ý. Chỉ một số tổ chức như Dragon Capital, VinaCapital là còn mua bán.
 
 
Sự thay đổi này được nhìn nhận là xu hướng khi giao dịch trên thị trường chứng khoán đã và sẽ chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân. Các công ty chứng khoán sẽ phải thay đổi cơ cấu để có chiến lược phát triển phù hợp hơn.
 
Trong diễn biến mới nhất, đầu tháng 8 vừa qua, SSI đã tăng vốn lên 14.911 tỉ đồng, trở lại vị trí dẫn đầu về vốn điều lệ trong nhóm công ty chứng khoán. VNDirect bám theo rất sát với 12.100 tỉ đồng. Tất cả là nhằm giúp các công ty chứng khoán nâng cao năng lực bảo lãnh phát hành, đầu tư và cho vay ký quỹ, phát triển hoạt động kinh doanh và hỗ trợ nhà đầu tư.
 
“Trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nào có vốn lớn sẽ lấy được thị phần. Công ty đã bị mất rất nhiều khách hàng lớn vào tay các đối thủ có vốn mạnh hơn”, ông Johan Nyvene, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HSC, từng nhận định. Dù nhận thức rõ ràng như thế, HSC lại chưa thể tăng vốn. Các phương án tăng vốn của doanh nghiệp này như phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phiếu ESOP, trả cổ tức bằng cổ phiếu đều khó lòng thực hiện ngay vì cổ đông Nhà nước HFIC có chủ trương thoái vốn, không muốn bỏ thêm tiền.
 
Với vốn điều lệ chỉ bằng 1/3-1/4 các đối thủ, HSC đã thất thế trong cạnh tranh cho vay ký quỹ (margin). Công ty cũng khó theo kịp trong cuộc đua lãi suất. Kết quả là HSC hiện đã rớt khỏi Top 3 thị phần môi giới sàn TP.HCM và cũng rời khỏi Top 5 thị phần ở sàn Hà Nội, sàn UPCoM.
 
Trong khi đó, lãnh đạo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, VDSC sẽ không chạy đua thị phần môi giới bằng mọi giá. Thay vào đó, VDSC hướng vào thị trường ngách, dựa trên các thế mạnh. Mục tiêu của Công ty là mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua tư vấn đúng, mang lại hiệu suất đầu tư vượt trội so với thị trường.
 
Hơn lúc nào hết, nhà đầu tư cần những môi giới giỏi, không chỉ tư vấn đầu tư chuyên sâu mà phải tư vấn quản lý tài sản tốt cho khách hàng. Họ cũng cần có những trải nghiệm thuận tiện, dễ dàng khi giao dịch online. Muốn vậy, không riêng VDSC mà các công ty chứng khoán đều phải mạnh tay đầu tư cho công nghệ, cho đội ngũ tư vấn cũng như ban hành các chính sách thuế/phí, lãi suất hấp dẫn và thiết kế sản phẩm, dịch vụ đa dạng.
 
Chiến lược phát triển của các công ty chứng khoán cũng cần tầm nhìn dài hạn. Theo lãnh đạo một công ty chứng khoán lớn, đó là thích nghi và tạo hệ sinh thái đa dạng để đáp ứng các nhu cầu đã thay đổi của nhà đầu tư. Trước đây, nếu nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán vì chủ yếu đầu tư cổ phiếu thì nay, nhà đầu tư cần các công ty chứng khoán có khả năng quản lý tài sản giỏi. Làm sao khi thị trường lên mạnh hay xuống mạnh, nhà đầu tư vẫn có cơ hội kiếm lời. Nghĩa là khi cổ phiếu kém hấp dẫn, người ta có thể dễ dàng chuyển sang đầu tư trái phiếu hoặc các sản phẩm khác.
 
VNDirect đã sớm nhìn thấy nhu cầu này và đã xây dựng được hệ sinh thái gồm nhiều sản phẩm, từ D-Bond, D-Money, D-Cast cùng các gói tích sản hưu trí, Heo đất tiết kiệm và lập các quỹ đầu tư riêng (Quỹ đầu tư chủ động VNDAF)