Hồi cuối tháng 5/2022, Đầu tư Sao Thăng Long (DST) đã thông qua phương án phát hành 115 triệu cổ phiếu (gấp gần 3,6 lần số cổ phiếu đang lưu hành) nhằm gián tiếp thâu tóm 3 dự án lớn của Kim Lan.
CTCP Đầu tư Sao Thăng Long (Mã
DST - HNX) mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng cổ phần tại các doanh nghiệp khác.
Cụ thể,
DST đã thông qua việc chuyển nhượng 10 triệu cổ phần (chiếm 7,94% vốn) tại CTCP Du lịch sinh thái Kim Lan. Giá trị chuyển nhượng cả lô dự kiến là 110 tỷ đồng.
Phía Đầu tư Sao Thăng Long cũng đồng thời thông qua kế hoạch nhận chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phần tại CTCP Chợ Mơ với giá mua dự kiến là 72.500 đồng/cổ phần (Giá nhận chuyển nhượng cả lô là 108,75 tỷ đồng - tương đương 17,6% vốn của Chợ Mơ).
Vỡ kế hoạch tăng vốn - M&A nghìn tỷ
Được biết ngày 5/9 tới đây,
DST sẽ tổ chức họp ĐHCĐ bất thường năm 2022 trong đó có kế hoạch dừng phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 để thông qua phương án chào bán mới.
Trước đó hồi cuối tháng 5/2022, Đầu tư Sao Thăng Long đã thông qua phương án phát hành 115 triệu cổ phiếu (gấp gần 3,6 lần số cổ phiếu đang lưu hành của công ty - 32,2 triệu đơn vị) chào bán cho nhà đầu tư chuyên nghiệp với giá dự kiến 10.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu hoàn tất thương vụ, vốn điều lệ của
DST sẽ được tăng thêm 1.150 tỷ đồng lên mức 1.473 tỷ đồng.
Kế đó đến cuối tháng 7, doanh nghiệp này đã thông qua danh sách 23 cá nhân là nhà đầu tư chuyên nghiệp để thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022.
Dự kiến, số tiền huy động sẽ được
DST dùng để mua lại cổ phần của các cổ đông tại CTCP Du lịch sinh thái Kim Lan trong đó từ ông Nguyễn Quốc Đạt là 600 tỷ đồng và Phạm Phan Anh là 550 tỷ.
CTCP Đầu tư Sao Thăng Long tiền thân là CTCP Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định. Sau quá trình tái cấu trúc năm 2021, MST trở thành công ty mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong các hoạt động M&A bất động sản thương mại, bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng, đầu tư tài chính.
Phía công ty cho biết, mảng đầu tư tài chính và M&A sẽ là hoạt động lõi của
DST trong tương lai và hứa hẹn mang lại nhiều tài sản có giá trị, tăng khả năng sinh lời lớn cho doanh nghiệp.
Còn nhớ hồi tháng 3/2022, ĐHCĐ
DST đã thông qua kế hoạch thực hiện M&A CTCP Du lịch sinh thái Kim Lan với lưu ý trong trường hợp thương vụ này thành công,
DST sẽ tăng quy mô vốn lên 1.530 tỷ đồng qua đó tiếp quản và triển khai 3 dự án bất động sản mà Kim Lan đang làm chủ đầu tư.
Tại Hà Nội, Du lịch sinh thái Kim Lan đang sở hữu dự án Tổ hợp TTTM Smart Thor Complex (bao gồm gồm khu mua sắm, khu văn phòng và khu dân cư) nằm trên trục đường giao thông huyết mạch Hàng Bài - Phố Huế - Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng.
Kim Lan cũng đồng thời là chủ đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng 6 sao tại Bắc Vân Phong, Khánh Hòa và dự án Khu du lịch sinh thái Green Island tại Đảo Xanh, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Theo tìm hiểu, Green Island là dự án khu nghỉ dưỡng có quy mô 16,3 ha có tổng mức đầu tư là 882 tỷ đồng bao gồm khoảng 180 biệt thự cao cấp, một tổ hợp khách sạn 5 sao cùng các dịch vụ tiện ích đi kèm. Dự án này sẽ được khởi công xây dựng trong năm nay.
Như vậy có thể thấy, dù đã lên kế hoạch tăng vốn và M&A trước đó 5 tháng song việc thoái toàn bộ vốn tại Kim Lan cũng như dừng phương án phát hành riêng lẻ cổ phiếu mới đây, nhiều khả năng thương vụ giữa Sao Thăng Long và Du lịch sinh thái Kim Lan đã bị đổ bể.
Bất ngờ "gương mặt trên sóng truyền hình" ngồi ghế quản trị tại DST
Thành lập năm 2004 với tiền thân là CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định, đến năm 2007, công ty chính thức đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn HNX với mã
DST.
Doanh nghiệp sau đó được tái cấu trúc và đổi tên thành CTCP Đầu tư Sao Thăng Long tại thời điểm tháng 1/2018. Vốn điều lệ của
DST hiện nay là 323 tỷ đồng (sau 2 lần tăng vốn).
Lên HNX với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiền là 68.200 đồng và đạt đỉnh 81.000 chỉ sau đó 2 phiên, đến cuối năm 2019, cổ phiếu
DST chỉ còn mức 800 đồng thị giá.
Tuy nhiên, kể từ khủng hoảng COVID-19 lần 1 trên sàn chứng khoán, mã này bất ngờ tăng mạnh và chạm mức đỉnh 4 năm ở mức 16.400 đồng (hồi nửa cuối tháng 3/2022) trước khi giảm trở lại mức 9.100 đồng ở thời điểm hiện tại.
Diễn biến bất ổn của cổ phiếu
DST nhiều năm qua được cho là đến từ thực trạng kinh doanh trồi sụt của doanh nghiệp này trong cùng thời điểm khi kể từ năm 2016 trở về trước, doanh thu của Sao Thăng Long chỉ ở mức vài chục tỷ đồng trong khi lợi nhuận thu về hoặc lãi vài trăm triệu hoặc lỗ vài trăm triệu/năm.
Tình hình kinh doanh chỉ thực sự rõ nét sau khi công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên mức 323 tỷ đồng tại thời điểm quý I/2017.
Ghi nhận tại Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022, trong cơ cấu thành viên HĐQT của công ty có sự hiện diện của một cái tên đáng chú ý - ông Trần Minh Tuấn.
Được biết ông Tuấn (sinh năm 1982) có học vị tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, cổ đông sáng lập và hiện giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Smart Invest (Mã
AAS) - có tiền thân là CTCP Chứng khoán Gia Anh - trong khi vợ ông Tuấn là bà Ngô Thị Thùy Linh đang nắm chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Hiện ông Trần Minh Tuấn đang là thành viên HĐQT của một số công ty đã niêm yết trên sàn như CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (Mã:
DAH), CTCP Đầu tư Sao Thăng Long, CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (Mã:
POB). Đáng chú ý, đây đều là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hình kinh doanh kém khả quan trong nhiều năm về trước. 2 năm trở lại đây, nhóm doanh nghiệp này đang chứng kiến các cuộc “thay máu” cổ đông, bơm vốn, tái cơ cấu cũng như câu chuyện tăng sốc giảm sâu của các cổ phiếu.
Tại
DAH, vào năm 2021, công ty này đã thông qua kế hoạch vay tiền của 2 thành viên HĐQT để bổ sung nguồn vốn kinh doanh trong đó vay ông Tuấn - Thành viên HĐQT số tiền là 39 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 0%. Trước đó, trong tháng 5/2021,
DAH cũng có quyết định vay tiền của ông Tuấn với lãi suất 0% để trả nợ cho khoản vay tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - chi nhánh Đông Đô với số tiền gần 1,57 tỷ đồng.
Trong quý I/2022, doanh thu tài chính hơn 33 tỷ đồng là nguồn giúp
DAH thoát lỗ. Đây chính là khoản thu lãi từ trái phiếu. Sáng quý II/2022, khoản thu này chỉ còn hơn 4,3 tỷ đồng.
Với
DST, lợi nhuận của công ty bất ngờ tăng vọt từ mức vài trăm triệu trong quý III/2021 lên 25,7 tỷ đồng trong quý IV cùng năm trước khi giảm về mức hơn 11 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm 2022.
Được biết Sao Thăng Long hiện cũng đang nắm hơn 1,84 triệu cổ phiếu
POB (tương ứng gần 17% vốn) của CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình
Với chính
AAS, trong bối cảnh hàng chục công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý II/2022 thua lỗ, công ty này bất ngờ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên tới 3.733% - đạt 257 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022.
Đáng nói, các nguồn lợi nhuận của
AAS chủ yếu đến từ hoạt động sôi nổi trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp dù phía công ty không có thuyết minh cụ thể. Tuy nhiên, trong năm 2022, HĐQT
AAS đã ra nghị quyết thông qua việc mua trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu tổng hợp Đức Mai, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No va.
Trong quá trình đầu tư, tính đến cuối quý II/2022, Smart Invest đang có khoản nợ phải thu khó đòi trị giá 185 tỷ tại CTCP Nông nghiệp và thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (Mã
HKB) cùng 37 tỷ từ CTCP Nông nghiệp Xanh Hưng Việt song không phải trích lập dự phòng.