Trong ngắn hạn, SSI kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của HAH sẽ duy trì ở mức cao trong quý III/2022 (tăng trên 100% so với cùng kỳ) và bắt đầu giảm tốc kể từ quý IV/2022 (tăng trên 20% so với cùng kỳ) do nền so sánh cao hơn. Các kết quả ước tính này chưa tính đến việc hợp nhất kết quả kinh doanh của liên doanh ZIM-Haian. SSI cho rằng liên doanh này có thể bị lỗ trong những tháng đầu hoạt động và có thể có lãi kể từ năm 2024.
HAH: SSI khuyến nghị khả quan đối với HAH, giá mục tiêu 84.500 đồng/cổ phiếu
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE:
HAH) tiếp tục công bố mức lợi nhuận cao kỷ lục mới trong quý II/2022 với doanh thu đạt 929 tỷ đồng, tăng 107% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 240 tỷ đồng, tăng 191% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 46,7% trong quý II/2022, giảm nhẹ so với quý I do giá dầu nhiên liệu tăng lên (đạt mức đỉnh vào tháng 6/2022).
Hoạt động khai thác cảng biển tiếp tục tăng trưởng mặc dù đã đạt công suất tối đa. Sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 115.000 TEU trong quý II/2022, tăng 12% so với cùng kỳ, giúp doanh thu tăng 17,6% và lợi nhuận gộp tăng 30,2%. Biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện từ mức 40,5% (quý II/2021) lên 44,8% (quý II/2022).
Mảng vận tải biển ghi nhận kết quả tích cực. Doanh thu và lợi nhuận gộp của mảng vận tải biển tăng lần lượt 110% và 288% so với cùng kỳ trong quý II/2022 do tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện lên 39,3% so với mức 21,3% trong quý II/2021. Tỷ trọng đóng góp của mảng vận tải biển đã lên đến 84% tổng lợi nhuận gộp trong quý II/2022.
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, trong 2 năm qua,
HAH đã tiến sau hơn vào thị trường quốc tế với hai tuyến dịch vụ vận chuyển mới đến Trung Quốc, một nửa đội tàu kí hợp đồng cho thuê tàu với các hãng vận tải quốc tế và liên doanh ZIM-Haian JV dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay. SSI cho rằng,
HAH dễ chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường quốc tế hơn trước.
Theo đó, công ty chứng khoán này nhận thấy thị trường vận tải container đã bắt đầu điều chỉnh sau chu kỳ tăng mạnh kéo dài hai năm, khi cả giá cước giao ngay và giá thuê tàu đều đang giảm.
Sau khi đánh giá các rủi ro liên quan đến việc giảm giá cước vận tải hiện nay, SSI ước tính lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ
HAH có thể đạt 907 tỷ đồng trong năm 2022, tăng trưởng 103%; đạt 1.051 tỷ đồng vào năm 2023, tăng trưởng 15,9% và đạt 1.072 tỷ đồng vào năm 2024, tăng trưởng 2%.
Trong ngắn hạn, SSI kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sẽ duy trì ở mức cao trong quý III/2022 (tăng trên 100% so với cùng kỳ) và bắt đầu giảm tốc kể từ quý IV/2022 (tăng trên 20% so với cùng kỳ) do nền so sánh cao hơn. Các kết quả ước tính này chưa tính đến việc hợp nhất kết quả kinh doanh của liên doanh ZIM-Haian. SSI cho rằng liên doanh này có thể bị lỗ trong những tháng đầu hoạt động và có thể có lãi kể từ năm 2024.
SSI điều chỉnh giảm P/E mục tiêu của cổ phiếu
HAH từ 8 lần xuống còn 6 lần, hạ giá mục tiêu 1 năm từ 110.000 đồng/cổ phiếu xuồng 84.500 đồng/cổ phiếu và vẫn duy trì khuyến nghị khả quan đôi với cổ phiếu này.
FPT: ACBS khuyến nghị mua với giá mục tiêu 98.273 đồng/cổ phiếu
Công ty Cổ phần
FPT (HoSE:
FPT) ghi nhận tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Mảng dịchh vụ công nghệ thông tin thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu tăng 29% và lợi nhuận trước thuế tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2021, biên lợi nhuận trước thuế đạt 15,9%, không đổi so với cùng kỳ. Hầu hết các thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao như Mỹ (+48,4%), châu Á-TBD (+55,5%), châu Âu (24,2%).
Trong sáu tháng cuối năm, mảng này được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng cao ở mức hai con số nhờ doanh thu ký mới tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 11.681 tỷ đồng. Trong khi doanh thu ký mới của thị trường Mỹ không đổi, thị trường Nhật Bản đã có cải thiện đáng kể về doanh thu ký mới trong quý 2 sau khi tăng trưởng chậm lại đáng kể do Covid-19.
Doanh thu dịch vụ chuyển đổi số (DX) tăng 64,6% so với cùng kỳ, chiếm hơn 40% doanh thu của mảng dịch vụ công nghệ thông tin thị trường nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022, từ mức sấp xỉ 32% trong 6 tháng đầu năm 2021.
FPT cho biết sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp/tổ chức trên toàn thế giới và thúc đẩy doanh thu của các dịch vụ này trong bối cảnh chi tiêu cho DX trên thế giới được dự báo tăng trưởng đầy hứa hẹn trong những năm tới. Theo
FPT, chi tiêu DX toàn cầu được dự báo sẽ tăng tốc với tốc độ tăng trưởng kép bình quân (CAGR) là 16,6% trong giai đoạn 2022-2025.
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin trong nước ghi nhận doanh thu tăng 10,9% và lợi nhuận trước thuế tăng 2,7% so với cùng kỳ. Kết quả này là do khu vực ngân hàng và bất động sản tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm 2022 do tình hình tăng trưởng tín dụng hạn chế.
FPT cho biết sẽ tập trung vào các hợp đồng giá trị 1.000 tỷ đồng, 500 tỷ đồng và 300 tỷ đồng trong ba năm.
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của mảng dịch vụ viễn thông trong 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt tăng 15% và 20,6% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 6.727 tỷ đồng và 1.288 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của dịch vụ băng thông rộng tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong khi các hoạt động khác tăng 24%. Biên lợi nhuận trước thuế của toàn bộ mảng dịch vụ viễn thông đạt 19,2% so với 18,3% trong 6T2021 nhờ tăng trưởng lợi nhuận của dịch vụ Pay TV. Dịch vụ này tăng trưởng doanh thu 24% trong 6 tháng đầu năm 2022 và có biên lợi nhuận trước thuế 13%, có thể tăng lên 15% sau khi tăng quảng cáo và nội dung phát sóng.
Hoạt động giáo dục tăng trưởng doanh thu ở mức 42%, đạt 1.935 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của
FPT là 43.003 tỷ đồng (tăng 20,6% so với cùng kỳ) và 7.896 tỷ đồng (tăng 24,6%), giảm 2% so so với dự phóng trước chủ yếu do tăng trưởng chậm của mảng dịch vụ công nghệ thông tin trong nước. Giá mục tiêu của ACBS cho cổ phiếu
FPT là 98.273 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức sinh lời 16,2% vào cuối năm.
KDH: BSC khuyến nghị mua với giá mục tiêu 48.200 đồng/cổ phiếu
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang điền (HoSE:
KDH) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt đạt 142.7 tỷ đồng (giảm 83% so với cùng kỳ) và 299.5 tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ).
Kết quả tăng trưởng lợi nhuận này chủ yếu nhờ vào lợi nhuận từ giao dịch giá rẻ dự án Đoàn Nguyên sau khi hợp nhất và bàn giao khoảng 40 căn biệt thự Classia trong quý II/2022. Dự án Đoàn Nguyên có tổng quy mô là 6,1ha, toạ lạc tại quận 2, TP. Thủ Đức với tổng quy mô khoảng 67 biệt thự/nhà liền kề và 616 căn hộ. Dự án đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chấp thuận đầu tư,
KDH đang hoàn thiện thủ tục pháp lý và lên kế hoạch khởi công dự án vào quý IV/2022.
Năm 2022,
KDH lên kế hoạch doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 17% so với mức thực hiện trong năm 2021. Trong đó nguồn lợi nhuận chủ yếu được đóng góp chính từ việc bàn giao một phần dự án The Classia từ quý II/2022 và lợi nhuận đến từ đánh giá lại dự án Đoàn Nguyên sau khi hợp nhất.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh này của
KDH là khả thi.
BSC ước tính tổng giá trị mở bán mới (pre-sales) của
KDH đạt khoảng 4.935 tỷ đồng, được đóng góp chủ yếu từ dự án Classia và dự án chung cư Bình Tân (An Dương Vương). Trong năm 2022-2023,
KDH sẽ tiếp tục mở bán các giai đoạn tiếp theo của ba dự án bao gồm Clarita (Bình Trưng), dự án The Privia Bình Tân, dự án Đoàn Nguyên và dự án Nguyên Thư.
Tổng giá trị mở bán của
KDH năm 2023 theo ước tính của BSC đạt khoảng 8.809 tỷ đồng, tăng trưởng 64%. BSC cho rằng với việc giá bán dự án dự kiến sẽ ở mức cao trong bối cảnh quỹ đất có giá vốn tốt sau khi lên thành phố Thủ Đức và thương hiệu, uy tín của
KDH, cũng như tốc độ bán hàng tốt đã được chứng minh trong vài năm gần đây sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của
KDH trong 1-2 năm tới.
Ngoài các quỹ đất ở khu vực quận 2 (Clarita và Classia), dự án chung cư Bình Tân,
KDH đã bổ sung thêm hai dự án bao gồm dự án Nguyên Thư (2,5 ha) và dự án Đoàn Nguyên (6,1ha). Theo BSC, đây là các dự án có khả năng triển khai sớm và ghi nhận lợi nhuận giai đoạn 2023-2024, giúp đảm bảo triển vọng tăng trưởng lợi nhuận khả quan giai đoạn 2023-2024 trong bối cảnh
KDH đang đẩy mạnh việc đầu tư các dự án có quy mô lớn.
So với giai đoạn trước đây,
KDH chủ yếu tập trung vào các dự án biệt thự/nhà phố và chung cư với quy mô nhỏ hơn 10ha, điểm mạnh đến từ yếu tố pháp lý đảm bảo, thương hiệu uy tín và giá vốn tốt là những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn vừa qua.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ đất khu vực nội đô hiện tại đang khan hiếm đi kèm theo đó là quy mô lợi nhuận bắt đầu lớn dần tạo áp lux lên tăng trưởng lợi nhuận,
KDH đang đẩy mạnh triển khai các dự án với quy mô lớn như dự án Phong Phú 2 (132ha), Tân Tạo A (330ha) và khu công nghiệp Lê Minh Xuân (110ha). Đây là các quỹ đất mà
KDH đã và đang đền bù trong vài năm qua, do đó giá vốn tương đối tốt đi kèm theo đó đây là xu hướng chung của ngành bất động sản hiện tại.
Theo BSC, trong giai đoạn sắp tới,
KDH sẽ đẩy mạnh tỷ lệ đòn bẩy nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các đại dự án trên.
BSC ước tính trong năm 2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của
KDH lần lượt đạt 2.369 tỷ đồng (giảm 36.8%) và 1.469 tỷ đồng (tăng 19%). PE dự phóng năm 2022 đạt 17,3 lần, P/B dự phóng năm 2022 đạt 2,1 lần.
Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua đối với cổ phiếu
KDH với giá mục tiêu là 48.200 đồng/cổ phiếu.