• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:53:56 SA - Mở cửa
Bến Tre phát triển vùng nuôi tôm biển công nghệ cao
Nguồn tin: VietNam+ | 17/01/2023 7:00:00 SA
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, trong năm 2023, tỉnh tiếp tục phát triển ít nhất 500 ha nuôi tôm nước lợ công nghệ cao.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, trong năm 2023, tỉnh tiếp tục phát triển ít nhất 500 ha nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, chế biến thủy sản, nhất là chế biến tôm.
 
 
Theo đó, để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre vận động nông dân hợp tác với doanh nghiệp để phát triển vùng nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và xuất khẩu, tạo đột phá phát triển mới trong lĩnh vực thủy sản.
 
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Nguyễn Văn Buội cho hay, để phát triển nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian tới, ngành nông nghiệp đã tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án phát triển ngành tôm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 
Cụ thể, tỉnh xác định 11 vùng nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tại các vùng nuôi tập trung này, tỉnh sẽ thành lập các hợp tác xã nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
 
Thông qua hợp tác xã, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ làm cầu nối để kêu gọi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến liên kết với các hợp tác xã xây dựng chuỗi giá trị tôm ngày càng hoàn thiện hơn.
 
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tham mưu, trình  UBND tỉnh chứng nhận vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho các hợp tác xã để người nuôi tôm trong vùng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hình thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được người dân trên địa bàn tỉnh đầu tư khá quy mô và ngày càng cải tiến hơn khâu thiết kế kỹ thuật cũng như về cơ sở hạ tầng vùng nuôi.
 
Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm có thể giúp người nuôi chủ động trong sản xuất về kích cỡ tôm theo yêu cầu khách hàng.
 
Ông Lê Văn Sấm, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) cho biết, áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, ông thả nuôi với mật độ rất dày, từ 200-250 con/m2. Bình quân mỗi hecta diện tích mặt nước nuôi, ông thu được khoảng 80 tấn trở lên. Sau khi trừ chi phí, mỗi kg tôm cho lợi nhuận từ 50.000-70.000 đồng.
 
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Nguyễn Văn Buội cho biết, tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhất là lĩnh vực nuôi tôm nước lợ. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã có sự chuyển đổi nhanh từ hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh truyền thống sang nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao (nuôi 2, 3, 4 giai đoạn) tại địa  bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
 
Đây là hình thức nuôi mới, kiểm soát tốt dịch bệnh; năng suất, chất lượng tăng lên đáng kể, năng suất bình quân đạt khoảng 12 tấn/ha đất (một năm nuôi được 3 vụ, sản lượng đạt khoảng 36 tấn/ha đất, cao gấp hơn 4 lần so với nuôi tôm thâm canh trước đây). Lợi nhuận trung bình từ 700-800 triệu/ha/vụ nuôi, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
 
Ưu điểm của loại hình nuôi mới khép kín, cách ly được môi trường dịch bệnh giai đoạn đầu, nuôi mật độ cao, kiểm soát chặt chẽ chi phí nuôi và nâng cao tỉ lệ sống, nuôi tôm lên cỡ lớn, tạo điều kiện tăng năng suất sản lượng trên một đơn vị diện tích.
 
Riêng đối với hạ tầng để phát triển cho nuôi tôm triển ứng dụng công nghệ cao, hầu hết được sử dụng từ các công trình giao thông, thủy lợi, điện đã đầu tư cho vùng nuôi tôm thâm canh tập trung trước đây, hiện nay chưa có dự án thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao nên với diện tích nuôi như hiện nay thì mới chỉ cơ  ản đáp ứng được yêu cầu.
 
Năm 2022, tỉnh Bến Tre phát triển diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 567 ha, đạt 113,4% kế hoạch, sản lượng 79.000 tấn. Đến nay, tỉnh đã mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao gần 2.600 ha, tập trung tại các huyện Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri, đạt 64,18% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 (kế hoạch phát triển 4.000 ha)./.