• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:27:05 CH - Mở cửa
Khu đô thị mới An Hưng: Chủ đầu tư “lao dốc” chưa thể phục hồi
Nguồn tin: Báo Xây dựng | 08/01/2023 9:05:00 CH
Khu đô thị mới An Hưng vừa được đưa vào danh sách 80 dự án bị rà soát vì chậm tiến độ do Sở Xây dựng Hà Nội công bố. Dự án khó có thể “về đích” khi mà chủ đầu tư lao dốc về cả doanh thu, lợi nhuận và chưa có dấu hiệu phục hồi.
 
 
Phối cảnh dự án Khu đô thị mới An Hưng gồm khu thấp tầng và khu cao tầng.
 
Trước khi vào danh sách phải rà soát, dự án được rao bán rầm rộ
 
Tháng 11/2023, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sẽ chủ trì cùng với các Sở, ngành tiếp tục rà soát những dự án chậm tiến độ để hàng năm cập nhật vào danh mục thực hiện giai đoạn 2021-2030.
 
Theo đó, có 80 dự án khu đô thị, nhà ở tại các quận, huyện nằm trong danh sách rà soát. Khu đô thị mới An Hưng tại phường Dương Nội, La Khê, quận Hà Đông của Công ty cổ phần Đầu tư đô thị An Hưng (Công ty An Hưng) là một trong số đó. Dự án đã xây dựng hạ tầng nhà ở thấp tầng nhưng nhà cao tầng chưa xây dựng.
 
Nằm trong danh sách 80 dự án cần rà soát do chậm tiến độ của Sở Xây dựng Hà Nội, nghĩa là Khu đô thị mới An Hưng chưa đủ điều kiện huy động vốn. Thế nhưng, suốt nhiều tháng qua, dự án The Charm thuộc Khu đô thị mới An Hưng đã được chào bán rầm rộ trên mạng xã hội.
 
Trên một số diễn đàn về bất động sản, The Charm An Hưng được giới thiệu là “siêu phẩm”, “siêu dự án hot nhất Hà Đông”. Giá từ 29,9 triệu đồng tới gần 40 triệu đồng/m2. Có môi giới công khai rao nhận “booking giữ chỗ”, nhận “đặt cọc”.
 
The Charm An Hưng là tổ hợp văn phòng, thương mại, nhà ở và trường mầm non. Dự án The Charm An Hưng gồm 4 block liền kề và 2 tòa chung cư, tọa lạc trên mặt đường Tố Hữu, thừa hưởng lợi thế hạ tầng, tiện ích của các khu đô thị xung quanh.
 
Ngày 20/10/2022, Công ty An Hưng đã phải công bố thông cáo báo chí về dự án The Charm – Khu đô thị mới An Hưng. Theo đó, An Hưng khẳng định hiện nay công ty đang thi công 3 tầng hầm của 2 khối nhà cao tầng và chưa có kế hoạch bán hàng ra thị trường.
 
“Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên mạng Internet xuất hiện một số trang web giả mạo Công ty cổ phần đầu tư đô thị An Hưng đăng tải một số nội dung liên quan đến việc quảng cáo, chào bán, đặt cọc, giữ chỗ dự án The Charm của Công ty cổ phần đầu tư đô thị An Hưng”, An Hưng khẳng định công ty chưa mở bán. Tuy nhiên, sau đó, các mẩu tin rao bán dự án vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
 
Chủ đầu tư “lao dốc”, chưa thể phục hồi
 
Hiện tại, dự án Khu đô thị mới An Hưng của Công ty An Hưng đã vào danh sách rà soát vì chậm tiến độ của Sở Xây dựng Hà Nội. Với bức tranh “đi lùi” của mình, công ty không dễ “về đích” dù muộn màng.
 
Công ty An Hưng thành lập ngày 4/1/2008 tại A14 - BT1 đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Công ty có người đại diện pháp luật là ông Phạm Anh Sơn. Ngoài ra, ông Phạm Anh Sơn còn đại diện cho Công ty cổ phần đầu tư Sông Nhuệ.
 
Có nhiều năm hoạt động nên Công ty An Hưng đã tích lũy được vốn ngàn tỷ. Tới ngày 31/12/2017, vốn chủ sở hữu An Hưng lên đến 1.305 tỷ đồng. 2017 cũng là năm An Hưng đạt doanh thu “khủng” khi kiếm được 1.020 tỷ đồng và lãi 396 tỷ đồng.
 
Thế nhưng, kể từ 2018, hành trình lao dốc, chưa thể phục hồi của An Hưng bắt đầu. Doanh thu năm 2018 của An Hưng chỉ đạt 89,3 tỷ đồng, giảm 930,7 tỷ đồng, tương đương 91,2% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế giảm 376 tỷ đồng, tương đương 94,9% xuống chỉ còn 20 tỷ đồng.
 
Sau đó, các chỉ tiêu này tại An Hưng đi ngang, chưa có dấu hiệu đi lên. Trong 3 năm 2019, 2020 và 2021, doanh thu công ty lần lượt đạt 28,8 tỷ đồng, 26,4 tỷ đồng và 36,3 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 3,8 tỷ đồng, 6,2 tỷ đồng và 2,9 tỷ đồng.
 
Tại ngày 31/12/2021, vốn chủ sở hữu của An Hưng đạt 1.179 tỷ đồng, giảm 126 tỷ đồng, tương đương 9,7% so với năm 2017.
 
Trong khi đó, là công ty bất động sản nhưng An Hưng không sử dụng nhiều đồn bẩy tài chính. Hồi cuối năm 2021, nợ phải trả tại công ty chỉ là 108 tỷ đồng.