• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
27 Tháng Mười Một 2024 7:16:45 SA - Mở cửa
Các startup thách thức văn hóa làm việc trung thành ở công ty lớn của Nhật Bản
Nguồn tin: Saigon Times | 21/11/2023 7:50:00 CH
Đối với lực lượng lao động trẻ của Nhật Bản hiện nay, các doanh nghiệp lớn, lâu đời không nhất thiết là sự lựa chọn tốt hơn và sự không chắc chắn về triển vọng nghề nghiệp không còn quá đáng sợ. Họ ngày càng có xu hướng tìm bến đỗ mới ở các công ty khởi nghiệp (startup), nơi cung cấp cho họ những kỳ vọng mới về rủi ro, phần thưởng và trách nhiệm.
 
 
Tỷ lệ lao động rời bỏ các công ty lớn tăng nhanh
 
Vào một thời điểm nào đó trong năm 2021, năm thứ hai của đại dịch Covid-19, thế giới của những người làm công ăn lương ở Nhật Bản đã trải qua một sự thay đổi lớn so với tiêu chuẩn lịch sử, nhưng ít được chú ý.
 
Những công ty lâu đời và danh tiếng của Nhật Bản, nơi các truyền thống, lề lối làm việc và kỳ vọng nghê nghiệp gần như không thay đổi trong nhiều thập niên, buộc phải thích nghi nhanh chóng với tiêu chuẩn làm việc tại nhà, họp hành từ xa trỗi dậy từ thời kỳ đại dịch.
 
Trải qua nhiều thập niên giảm phát, tiền lương trì trệ, phần lớn người lao động ở Nhật Bản ưu tiên tính ổn định, khả năng dễ dự đoán trong sự nghiệp của họ. Do đó, họ có xu hướng tìm kiếm những công ty lớn, có lịch sử lâu năm để làm việc suốt đời.
 
Trước đại dịch Covid-19, các công ty ở Nhật Bản hầu như không cảm thấy áp lực trong việc cải tổ văn hóa làm việc, do sự ổn định và quy mô của họ thu hút được những nhân viên tài năng nhất. Tuy nhiên, hiện nay, những người lao động trẻ ở Nhật Bản có những ý tưởng mới về những gì mà công ty của họ nên cung cấp thông qua văn hóa chấp nhận rủi ro, khen thưởng, kích thích và cơ hội thăng tiến nhanh chóng. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang đối mặt với mối đe dọa mới.
 
Theo Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm Nhật Bản (JVCA), vào cuối năm 2021, hơn 20% số người chuyển đổi công việc từ các công ty lớn ở Nhật Bản là những người rời đi để gia nhập các startup, tăng nhanh đáng kể so với tỷ lệ 8% vào năm 2018. Tỷ lệ này hiện nay đã tăng lên 25%, theo JVCA.
 
“Tôi không nghĩ nhiều công ty Nhật Bản nhận biết điều gì đang xảy ra, vì nếu nhận ra, họ sẽ rơi vào trạng thái hoảng sợ. Đối với nhiều người cùng lứa tuổi với tôi, các startup đang cung cấp một môi trường làm việc thay thế, dù còn rất nhiều áp lực, nhưng đó là thứ áp lực mà bạn mong muốn”, một nữ sinh viên tốt nghiệp Đại học Keio, 26 tuổi, hiện đang đàm phán để chuyển từ một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản sang làm việc ở một startup công nghệ có trụ sở tại Kyoto, nói.
 
Theo các công ty đầu tư mạo hiểm và chính các startup ở Nhật Bản, sự thay đổi về mặt xã hội, kinh tế và tâm lý đằng sau kiểu bình luận trên là sự chuyển biến quan trọng nhất ở Nhật Bản kể từ thời kỳ bong bóng tài sản ở Nhật Bản vào cuối thập niên 1980. Các doanh nghiệp non trẻ của Nhật Bản không chỉ là những thỏi nam châm nhân tài, mà còn bắt đầu sắp xếp lại môi trường làm việc theo cách áp đặt thách thức trực tiếp cho các công ty lớn mà họ đang tìm cách “câu trộm” nhân viên.
 
Cải thiện mức lương và cơ hội thăng tiến
 
Những hạn chế cố hữu liên quan đến cơ hội thăng tiến chức vụ theo thâm niên làm việc và chính sách đánh giá công việc của nhân viên văn phòng theo khối lượng, thay vì chất lượng, nằm trong số những lý do hàng đầu thúc đẩy người lao động rời bỏ một công ty lớn. Đây là những đặc điểm đã thống trị văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản trong nhiều thập niên.
 
James Riney, CEO của Công ty đầu tư mạo hiểm Coral Capital, có trụ sở tại Tokyo, cho biết, đầu tư vào các startup ở Nhật Bản đã tăng khoảng 10 lần trong 9 năm qua, giúp họ thu hút lượng lớn nhân tài của đất nước.
 
“Sự hỗ trợ về mặt tài chính, pháp lý và tiếng nói của chính phủ Nhật Bản không chỉ giúp lĩnh vực khởi nghiệp trở nên dễ dàng hơn mà còn trở nên phổ biến”, Riney nói thêm.
 
Nhưng sự hỗ trợ của chính phủ chỉ là một trong nhiều yếu tố đằng sau sự thay đổi, theo Kathy Matsui, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm MPower Partners ở Tokyo.
 
“Một số cá nhân tại các công ty lớn của Nhật Bản sẽ nhìn vào quả cầu pha lê sự nghiệp của họ và thấy lộ trình thăng tiến cũng như gói lương thưởng có thể dự đoán được. Ngày càng có nhiều người nói rằng ‘điều đó ổn, nhưng nó không tuyệt vời’. Trong khi đó, ở các startup, bạn có thể ngay lập tức hoặc rất nhanh chóng nắm giữ một vị trí quan trọng và có tác động thực sự đến một doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều”, Matsui nói.
 
Genesis Healthcare, startup nghiên cứu và xét nghiệm di truyền ở là một ví dụ. Giám đốc tài chính của công ty này trước đây làm việc tại tập đoàn tài chính Nomura và một thành viên khác trong nhóm điều hành cấp cao của công ty đến từ ngân hàng Mitsubishi. Vai trò mới tại Genesis mang lại cho họ tầm ảnh hưởng lớn hơn đến tương lai của công ty so với những tác động mà họ có thể tạo ra ở một ngân hàng lớn.
 
Theo JVCA, các startup cũng đang ngày càng nới rộng khoảng cách lương giữa họ và các doanh nghiệp truyền thống. Nghiên cứu của JVCA chỉ ra rằng, mức lương trung bình ở các startup của Nhật Bản trong năm 2022 cao hơn 580.000 yen (3.900 đô la Mỹ) so với các công ty niêm yết lớn. Hai năm trước mức chênh lệch này chỉ là 90.000 yen.
 
Thị trường lao động thắt chặt của Nhật Bản, do nước này có tỷ lệ sinh thấp và dân số trong độ tuổi lao động đang thu hẹp, giúp người lao động giảm bớt rủi ro về triển vọng nghề nghiệp khi gia nhập một startup.
 
“Tất nhiên, sẽ có rủi ro khi từ bỏ những điều có thể dự đoán được. Nhưng ngày nay, nếu thất bại với sự lựa chọn nghề nghiệp mới, bạn luôn có thể quay trở lại một công ty lớn”. Matsui nói thêm.
 
Đối với nhiều lao động trẻ Nhật Bản, quyết định chuyển sang một startup có thể thực sự giống như một biện pháp phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp. Họ nhìn vào các công ty lớn, mang tính truyền thống của Nhật Bản và nhận thấy, nếu ở lại những công ty đó quá lâu, họ có thể không đạt được những kỹ năng cần thiết để xây dựng sự nghiệp trong một thế giới đang định hình bởi tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng.
 
“Vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng họ có thể đạt được những kỹ năng mới ở một startup”, Mio Takaoka, đối tác của DNX Ventures, một quỹ hỗ trợ các startup Nhật Bản, nói.