Tiếp nối chặng đường đồng hành cùng người nông dân để kiến tạo nền nông nghiệp bền vững hiện đại 4.0, TTC AgriS đã và đang quyết liệt phát triển các giải pháp công nghệ số vào quản lý sản xuất nông nghiệp thông qua nền tảng quản trị FRM (Farmer Relationship Management).
Nhà máy đường thuộc TTC AgriS (ảnh minh hoạ)
Các sản phẩm đường mía do TTC AgriS sản xuất, chế biến đạt các tiêu chuẩn chất lượng cao, được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước, đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng của tất cả các ngành sản xuất như bánh kẹo, nước giải khát cao cấp.
Bên cạnh đó, TTC AgiS cũng đang là đối tác quan trọng bảo đảm đủ nguồn cung ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, cung ứng cho hàng trăm triệu người dùng tại thị trường trong nước và quốc tế.
Song song với ứng dụng quản trị nông nghiệp hiện hữu FRM, Công ty cũng vừa cho go-live ứng dụng DigiFarm để nâng cấp công nghệ canh tác số trên “hệ thống số lõi” Oracle Cloud ERP với con người TTC AgriS làm chủ, thông qua việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để thu thập và phân tích thông tin canh tác.
Các tính năng Soil map, Yield map, Blockchain in Agro, Vendor portal, ePayment được phát triển trên nền tảng DigiFarm và Agro apps sẽ bổ trợ cho chuỗi quản trị đồng bộ xuyên suốt của TTC AgriS thông qua việc toàn diện và tinh giản quy trình quản lý canh tác, đầu tư và nghiệm thu giữa nhà đầu tư - cán bộ nông vụ - doanh nông. Đây cũng là phương tiện gắn kết chặt chẽ - kịp thời - liên tục giữa nhà máy với cộng đồng người trồng mía của TTC AgriS.
Ứng dụng này được xem là công cụ để TTC AgriS số hoá chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững cùng người nông dân trên từng chặng đường phát triển, tạo sự kết nối chặt chẽ giữa TTC AgriS với khách hàng, đối tác và thực thi chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. TTC AgriS cũng là doanh nghiệp nông nghiệp tiên phong dẫn đầu công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển chung cộng đồng.
Là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam, đối với ngành mía đường, TTC AgriS luôn theo sát sứ mệnh “Phát triển bền vững cùng cây mía Việt Nam”. Theo đó, theo sát chiến lược phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng cây mía và tăng hiệu quả sản xuất bằng cơ giới hóa, bên cạnh đó luôn chủ động hội nhập những giá trị mới, phù hợp với bối cảnh thị trường cũng như gắn kết mật thiết với người nông dân để tạo ra những giá trị tốt nhất.