• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 5:39:44 CH - Mở cửa
Giải mã hiện tượng khối ngoại đang mua ròng hàng nghìn tỷ đột ngột đảo chiều
Nguồn tin: Vneconomy | 16/02/2023 4:12:55 CH
Xu hướng mua ròng của khối ngoại đột ngột suy yếu và chấm dứt trong một tuần giao dịch trở lại. Nếu như giá trị giao dịch trước đó trung bình mỗi phiên khối ngoại mua ròng 500 tỷ đồng thì đến phiên 9/2, giá trị ròng còn 18 tỷ đồng. Hai phiên gần đây dòng vốn này đảo chiều bán mạnh lần lượt 327 tỷ đồng và 70 tỷ đồng. Lũy kế đến sáng 16/2, khối ngoại bán ròng 380 tỷ đồng...
 
 
Đồ họa: K.L.
 
Trong chu kỳ tiền rẻ khan hiếm, chứng khoán đảo chiều lao dốc trở thành chỉ số rớt mạnh nhất thế giới năm 2022 thì điểm sáng là khối ngoại đã quay trở lại dẫn dắt thị trường hồi phục. Riêng hai tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 28.807 tỷ đồng, đưa giá trị ròng cả năm đạt kỷ lục với giá trị 26.700 tỷ đồng.
 
Tính chung cả năm 2022 trên HOSE, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 670 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 7,9% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
 
Đà mua ròng của khối ngoại vẫn duy trì tích cực trong tháng đầu của năm 2023 khi định giá VN-Index được cho là hấp dẫn nhất nhì khu vực. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ 4.200 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu nếu tính cả giao dịch thỏa thuận đột biến ở EIB thì con số này lên tới 7.600 tỷ đồng. 
 
Tuy nhiên, bất ngờ là xu hướng mua ròng của khối ngoại đột ngột yếu ớt và chấm dứt trong hơn một tuần giao dịch trở lại đây. Nếu như giá trị giao dịch trước đó trung bình mỗi phiên khối ngoại mua ròng 500 tỷ đồng thì đến phiên 9/2, giá trị ròng còn 18 tỷ đồng và duy trì ở mức thấp, cho đến hai phiên gần đây đảo chiều bán mạnh lần lượt 327 tỷ đồng và 70 tỷ đồng trong phiên 14/2 và 15/2. Lũy kế đến sáng 16/2, khối ngoại bán ròng 380 tỷ đồng.
 
VÌ SAO KHỐI NGOẠI ĐỘT NGỘT BÁN RÒNG?
 
Lý giải hiện tượng này, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng, lượng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua có đến 70% đến từ các quỹ ETF. Suốt từ tháng 4/2022, khi Vn-Index sụt giảm nhóm này đã giải ngân và đỉnh điểm đạt kỷ lục vào tháng 11 đến tháng 12. Do đó, dư địa để giải ngân không còn nhiều dẫn đến tình trạng mua ròng nhỏ giọt hoặc đảo chiều bán. Các ETF mới dư địa phát hành thêm cũng không còn nữa nên họ giảm mua.
 
Thêm nữa, hầu hết các ETF thường tracking theo chỉ số, khi thị trường tăng lên thì nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào, liên tiếp mua ròng nhưng đến thời điểm tháng 2 vừa qua, VN-Index áp lực điều chỉnh giảm khiến nhà đầu tư phòng thủ giảm mua, quay ra bán.
 
Đồng quan điểm, ông Trần Phong, chuyên gia tư vấn tài chính độc lập, cho rằng, căn nguyên của hiện tượng bán ròng những ngày gần đây đến từ hai lý do chính.
 
Thứ nhất, chỉ số đô la Mỹ DXY sau 4 tháng giảm giá liên tiếp đang có sóng hồi ngắn hạn, tăng 4% tính từ đầu tháng 2/2023 và chưa có dấu hiệu chững lại. Quá trình tăng giá của DXY được củng cố nhờ kỳ vọng Fed chưa vội lỏng tay trong điều hành chính sách tiền tệ khi các số liệu việc làm và bán lẻ tại Mỹ vẫn tăng mạnh vượt xa mọi dự kiến trong khi lạm phát tháng 1 lại cao hơn một chút so với dự đoán trước đó.
 
Một khi đồng đô la Mỹ còn hồi phục thì dòng tiền vào các thị trường mới nổi và cận biên, đặc biệt thông qua các quỹ ETF, sẽ có xu hướng bị đảo chiều sang rút ròng. Chỉ số MSCI EM - chỉ số đại diện cho 25 thị trường chứng khoán mới nổi cũng đang trong xu thế điều chỉnh khi giảm 5% trong tháng 2 sau một giai đoạn tăng nóng.
 
Thứ hai, những vụ việc xử lý pháp luật trong năm qua như nhóm FLC, Louis Holding - Trí Việt, mới nhất là những thông tin liên quan đến cổ phiếu EIB, nhóm quỹ Dragon Capital. Dù các tổ chức này đã lên tiếng phủ nhận tin đồn thất thiệt song cũng gióng lên một hồi chuông cảnh báo đối với những nhóm quỹ đầu tư nước ngoài có lịch sử hoạt động và tạo lập thị trường lâu đời tại Việt Nam. Có thể khối ngoại chùn tay hơn sau những thông tin vừa qua lùm xùm trên thị trường.
 
"Dĩ nhiên đây chỉ là một kịch bản mang tính dự báo, thực tế đến đâu chúng ta cần phải “nghe ngóng” và “quan sát” nhưng về mặt tâm lý thì tác động hoàn toàn có thể xảy ra", ông Phong nhấn mạnh.
 
 
Giá trị mua bán của khối ngoại 10 phiên trở lại. 
 
KHỐI NGOẠI LIỆU CÓ QUAY LẠI?
 
Theo nhận định của ông Phong, đà mua ròng có thể chững lại trong nửa cuối tháng 2 và cả tháng 3, nhưng không làm thay đổi xu thế mua ròng tính theo bình diện cả năm 2023.
 
"Vị thế của khối ngoại trong quá khứ cũng như hiện tại đang hồi sinh khi dòng tiền trong nước suy giảm. Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đã tăng từ 10% năm 2020 – 2021 lên mức 20% - 30% từ giữa năm 2022 đến nay. Do vậy khối ngoại là một ẩn số không thể bỏ qua trong mọi suy xét về xu thế của thị trường trong năm 2023", ông Phong nói.
 
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng trong quý 3/2023 hoặc sớm hơn. Và có 3 yếu tố quyết định xu hướng mua bán của khối ngoại trong năm 2023.
 
Thứ nhất, với nhà đầu tư nước ngoài nếu ngoại trừ ETF thì họ mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, vĩ mô, định giá. Vĩ mô năm nay chúng ta không còn tăng trưởng mạnh dù không quá rủi ro nhưng giảm tốc là điều sẽ xảy ra và khối ngoại sẽ chững lại. Về mặt định giá, sau khi thị trường đón nhận kết quả kinh doanh, Vn-Index đang giao dịch PE ở mức 14x cao hơn so với thời điểm tháng 10- tháng 11/2022 do đó thị trường cần về mức hợp lý hơn 11x-12x sẽ kích hoạt được dòng tiền khối ngoại quay trở lại giải ngân.
 
Thứ hai, liên quan đến câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư cá nhân trong nước, họ chờ đợi những thông tin xung quanh Dự thảo Nghị định 65 sửa đổi Bộ Tài chính trình Chính phủ mới đây. Nếu Nghị định này được thông qua sẽ gỡ nút thắt về thanh khoản cho doanh nghiệp, áp lực vỡ nợ trái phiếu giải tỏa, rủi ro dài hạn giảm cũng là yếu tố kích thích dòng vốn ngoại quay lại với chứng khoán Việt Nam.
 
"Áp lực đáo hạn trái phiếu sẽ rơi vào thời điểm cuối quý 2 và quý 3, nếu giai đoạn này không có tình trạng vỡ nợ thì chứng khoán sẽ không bị ảnh hưởng, ngược lại nếu có thì sẽ gây tâm lý tiêu cực cho khối ngoại và dẫn đến tình trạng họ bán ròng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang chờ thông tin từ phía quản lý nhà nước, nếu Chính phủ đồng ý giải cứu thì xu hướng sẽ tích cực, dòng vốn ETF cũng sẽ quay lại sớm", ông Minh kỳ vọng.
 
Thứ ba, câu chuyện ngắn hạn hơn nằm ở chỗ dòng vốn tín dụng của ngân hàng, chúng ta vẫn đang chờ động thái của Ngân hàng Nhà nước nhưng vừa rồi có thông tin Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội. Nếu đề nghị này được thông qua sẽ tác động tích cực lên thị trường chứng khoán nói chung và khơi thông dòng tiền khối ngoại quay trở lại chứng khoán Việt Nam.