• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,15 +0,04/+0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:45:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,15   +0,04/+0,00%  |   HNX-INDEX   222,21   -0,27/-0,12%  |   UPCOM-INDEX   93,11   0,00/0,00%  |   VN30   1.312,76   -0,72/-0,05%  |   HNX30   462,68   +0,49/+0,11%
20 Tháng Giêng 2025 9:53:31 SA - Mở cửa
Mexico hạ nhiều sắc thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép Việt Nam
Nguồn tin: VietNam+ | 26/02/2023 8:40:00 CH
Với biểu thuế mới củ Mexico, các doanh nghiệp sản xuất thép cán mạ Việt Nam sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn, giao động từ 0% đến mức cao nhất là 10,84%.
 
 
Sáng 24/2 (theo giờ địa phương), Bộ Kinh tế Mexico ra phán quyết cuối cùng đối với vụ điều tra chống bán phá giá thép cán mạ có nguồn gốc từ Việt Nam, trong đó phía Mexico hạ hầu hết các sắc thuế nhập khẩu so với phán quyết sơ bộ trước đó.
 
Phán quyết cuối cùng Bộ Kinh tế Mexico sẽ tạo cơ hội cho các sản phẩm thép cán mạ Việt Nam quay lại quốc gia Mỹ Latinh, sau gần 2 năm gián đoạn bởi quá trình điều tra bán phá giá của Cơ quan Thực thi Thương Mại quốc tế Mexico (UPCI) thực hiện.
 
Phán quyết cuối cùng của Bộ Kinh tế Mexico ghi rõ biểu thuế nhập khẩu áp lên sản phẩm thép cán mạ từ các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đa số đã được giảm ở mức trung bình khoảng 1,5% so với phán quyết trước đó. Với biểu thuế mới, các doanh nghiệp sản xuất thép cán mạ Việt Nam sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn, giao động từ 0% đến mức cao nhất là 10,84%.
 
Nhận định về phán quyết ngày 24/2 của Bộ Kinh tế Mexico, Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Hoành Năm cho biết thời gian qua các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mexico đã rất nỗ lực trong quá trình theo dõi diễn biến vụ việc, phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong nước để đưa ra các biện pháp vận động, đấu tranh phù hợp với tình hình sở tại, yêu cầu của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.
 
Bên cạnh đó, Đại sứ quán Việt Nam đã cùng Thương vụ Việt Nam tại Mexico tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo Bộ Kinh tế Mexico nhằm thông báo tình hình, quan điểm của Việt Nam, cũng như làm rõ những vấn đề còn khúc mắc.
 
Đánh giá về biểu thuế mới, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mexico Lưu Vạn Khang cho biết mức thuế chống bán phá giá theo phán quyết cuối cùng của Bộ Kinh tế Mexico là hoàn toàn có thể chấp nhận được, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu, tuân thủ các quy định và luật pháp theo thông lệ quốc tế.
 
Theo ông Lưu Vạn Khang, ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng Việt Nam, bản thân các doanh nghiệp tham gia vào vụ kiện cũng đã rất chủ động trong việc cung cấp thông tin ban đầu, phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan, cũng như thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của phía Mexico trong quá trình điều tra.
 
Trước đó, Theo Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương, do Việt Nam và Mexico cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các sản phẩm thép cán mạ của Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang Mexico. Nhờ đó, trong năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 220 triệu USD sắt thép sang Mexico, tăng khoảng 70% so với năm 2019. Trong đó, các sản phẩm sắt thép không hợp kim cán phẳng, đã phủ, mạ hoặc tráng chiếm gần 80%.
 
Tuy nhiên, tháng 8/2021, Bộ Kinh tế Mexico đã mở cuộc điều tra về chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán mạ có nguồn gốc từ Việt Nam sau khi nhận được đơn kiện từ 2 doanh nghiệp sản xuất thép nội địa./.