• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:21:22 CH - Mở cửa
Lo nợ xấu, ngân hàng cũng sử dụng công cụ đòi nợ thuê?
Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng | 15/03/2023 6:30:00 SA
Một vấn đề được nhiều người dân quan tâm trong thời gian gần đây là đợt ra quân của công an các tỉnh thành Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Tiền Giang nhắm vào các dịch vụ đòi nợ thuê kiểu xã hội đen. Điều đáng ngạc nhiên, các dịch vụ đòi nợ thuê không chỉ liên quan đến những đường dây tín dụng đen, mà còn dính líu đến nhiều ngân hàng và nhiều công ty tài chính
 
 
Với hàng trăm đối tượng đã bị tạm giam, hàng ngàn vật chứng đã bị thu giữ để phục vụ công tác mở rộng điều tra và xét xử, rõ ràng dịch vụ đòi nợ thuê đang lộng hành như một loại tội phạm mới.
 
“Tín dụng đen” núp dưới bóng công ty tài chính?
 
Hoạt động tín dụng đen giờ đây không còn mang tính thỏa thuận ngầm giữa các cá nhân ngoài đời, mà thực hiện thông qua các ứng dụng cho vay trên mạng. Sau đó là những vụ đòi nợ ầm ĩ ở các khu công nghiệp, trường cao đẳng, đại học tại nhiều địa phương. Đối tượng mắc vào bẫy tín dụng đen phần lớn là sinh viên và công nhân, lao động nghèo.
 
Thậm chí rất nhiều người không vay nợ, cũng không bảo lãnh cho người khác vay, chẳng liên quan gì đến khoản vay, nhưng vẫn bị tổ chức tín dụng đen nhắn tin, gọi điện thoại đe dọa, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội vì…có quen với người vay lại có tiền, nhằm gây áp lực để đòi nợ người vay hoặc trả thay cho người vay.
 
Từ sự kiện F88 ít nhiều cho thấy hoạt động tín dụng đang rất bất cập. Nếu như trước đây không đủ điều kiện vay ngân hàng thì các công ty tài chính có thể đáp ứng các khoản cho vay tiền mặt với gói trung bình 30-70 triệu đồng, và chấp nhận lãi suất cao, thì nay loại hình dịch vụ như F88 với điều kiện còn dễ hơn các công ty tài chính.
 
Được biết chuỗi dịch vụ cầm đồ F88 thuộc Công ty F88, là doanh nghiệp hoạt động do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép, với loại hình dịch vụ cầm đồ. Doanh nghiệp này không hoạt động theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng.
 
Và ngoài F88 cũng có nhiều công ty tài chính hoặc công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính thành lập theo Luật Doanh nghiệp do sở kế hoạch và đầu tư các địa phương cấp phép, không phải do Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
 
Phải chăng, chính mô hình “tín dụng đen” hoạt động dưới hình thức các công ty tài chính, và dịch vụ đòi nợ thuê len lỏi trong loại hình này đã công khai bành trướng?
 
Bộ Công an cho rằng, công tác quản lý nhà nước đối với các nền tảng mạng xã hội còn hạn chế. Các đối tượng thông qua mạng xã hội để cho nhiều bị hại vay lãi nặng, đòi nợ, siết nợ gây bức xúc, nhưng việc tiếp nhận, xác minh, xử lý các tin báo tố giác tội phạm gặp khó khăn do các đối tượng sử dụng tài khoản ảo, sim điện thoại rác, sử dụng công nghệ cao để thực hiện.
 
Đã vậy chế tài xử lý về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quá nhẹ (hình phạt cao nhất là 3 năm tù) chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, còn một bộ phận người dân vẫn tìm đến “tín dụng đen”, chưa nâng cao ý thức cảnh giác và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định, thỏa thuận về vay mượn dân sự dẫn đến việc các đối tượng thực hiện các hành vi đòi nợ, siết nợ trái pháp luật.
 
Và hoạt động công khai theo quy trình
 
Không còn hoạt động đơn lẻ kiểu cá nhân, dịch vụ đòi nợ thuê được hình thành theo mô hình tổ chức công ty mua bán nợ khá bài bản, có thao tác hành sự và có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Thậm chí, dịch vụ đòi nợ thuê còn treo biển công ty luật, như trường hợp Công ty luật TNHH Pháp Việt có trụ sở tại phường 13, quận Tân Bình, TPHCM vừa bị khởi tố. Lực lượng công an đã phân tích hoạt động của Công ty luật TNHH Pháp Việt có 3 cấp độ.
 
Thứ nhất, họ gọi điện đe dọa khách. Thứ hai, gọi điện đe dọa trả tiền nếu không sẽ giết người thân. Thứ ba là mang bình gas, quan tài, xăng đến đe dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân.
 
Hình thức của các dịch vụ đòi nợ thuê ngày càng biến tướng đáng sợ. Các nhân viên đòi nợ thuê đã sử dụng nhiều số điện thoại và liên tục gọi, nhắn tin chửi bới, đe dọa, tạo sức ép cho khách vay. Chưa đủ, các nhân viên đòi nợ thuê còn dùng phần mềm chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh của khách vay và người thân của khách vay để phát tán lên mạng xã hội.
 
Nạn nhân của dịch vụ đòi nợ thuê không chỉ là khách vay mà còn là bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm. Sự tác oai tác quái của dịch vụ đòi nợ thuê làm rối loạn trật tự cộng đồng và tạo nhiều hệ lụy cho đời sống.
 
Hoạt động của một số dịch vụ đòi nợ thuê đủ căn cứ cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản” và có dấu hiệu của tội “khủng bố” và tội “vu khống”. Vì sao như vậy? Vì bên cạnh các hành vi thóa mạ, các nhân viên đòi nợ thuê còn ngang nhiên đưa những thông tin “truy tìm kẻ lừa đảo” đối với khách vay và người thân trên các trang web và tờ rơi.
 
Hiện nay, mức độ táo tợn của các dịch vụ đòi nợ thuê đã lan tràn về các vùng nông thôn. Người dân trên địa bàn Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, TPHCM, Hà Nội và nhiều nơi khác đã có nhiều xáo trộn và bất an do các dịch vụ đòi nợ thuê gây ra.
 
Câu hỏi đặt ra: Các công ty đòi nợ thuê đã thực hiện dịch vụ cho ai? Rất ít cá nhân nhờ cậy công ty đòi nợ thuê, mà chủ yếu là các ngân hàng và các công ty tài chính.
 
Thử lấy thí dụ về hoạt động của Công ty luật TNHH Pháp Việt vừa bị phanh phui. Trung bình mỗi tháng, Công ty luật TNHH Pháp Việt nhận từ các ngân hàng và các công ty tài chính từ 141.000-241.000 hợp đồng vay tiền của các khách hàng nhưng chưa trả được, để tiến hành đòi nợ thuê. Với mỗi hợp đồng, Công ty luật TNHH Pháp Việt được trả 25-35% số tiền đòi được.
 
Như vậy, để dịch vụ đòi nợ thuê lộng hành như loại tội phạm mới, có trách nhiệm của các ngân hàng và các công ty tài chính không? Tại sao, với khách vay vi phạm hợp đồng, các ngân hàng và các công ty tài chính không giải quyết theo pháp luật là khởi kiện ra tòa án? Nếu các công ty tài chính chấp nhận rủi ro để cho vay tín chấp, thì các ngân hàng đang cho vay theo hình thức nào mà phải tồn đọng “nợ xấu” đến mức phải nhờ cậy dịch vụ đòi nợ thuê?
 
Hiện lực lượng công an đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt. Các ngân hàng, công ty tài chính liên quan cần dừng ngay việc cung cấp danh sách tên khách hàng đang có khoản nợ. Việc này gây ảnh hưởng đến uy tín khách hàng, dẫn đến hậu quả khôn lường.
 
Ngoài ra, lực lượng công an khuyến cáo người dân cần tố cáo hành vi đòi nợ trái pháp luật đến cơ quan công an nơi gần nhất để được kịp thời hỗ trợ giải quyết.
 
Nếu các công ty tài chính chấp nhận rủi ro để cho vay tín chấp, thì các ngân hàng đang cho vay theo hình thức nào mà phải tồn đọng “nợ xấu” đến mức phải nhờ cậy dịch vụ đòi nợ thuê?