• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.251,31 +0,85/+0,07%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:15:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.251,31   +0,85/+0,07%  |   HNX-INDEX   224,98   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   92,43   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.308,35   -2,91/-0,22%  |   HNX30   481,96   +2,17/+0,45%
02 Tháng Mười Hai 2024 1:19:12 CH - Mở cửa
Chủ doanh nghiệp bất động sản phải bán đồng hồ, nữ trang lấy tiền xoay xở
Nguồn tin: Báo Thanh Niên | 16/03/2023 7:35:00 SA
Khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp bất động sản phải bán cả tư trang cá nhân lấy tiền trang trải nợ nần, duy trì hoạt động công ty.
 
Từ bán đất đồng giá...
 
Mới đây, ông chủ Tập đoàn Egroup là Shark Thủy đã thông báo "cấn nợ" 75 lô đất ở Thanh Hóa, mỗi lô có diện tích từ 100 - 194m2, bán đồng giá là 300 triệu đồng/nền. Nhà đầu tư được gạt nợ 100, 200 triệu đồng, còn lại phải đóng tiền mặt. Toàn bộ các lô đất đã có sổ đỏ, gom đủ 10 sổ, chủ đầu tư sẽ sang tên. Một lãnh đạo của tập đoàn này cho biết, giá đưa ra "đổ đồng" nên ai mua sớm được lựa chọn những lô có diện tích lớn, có lợi hơn. Được biết, số lô đất này dành cho "chủ nợ" có dư nợ dưới 1 tỉ đồng tại Tập đoàn Egroup và các công ty liên quan.
 
Ngoài dự án trên, một dự án khác gồm 27 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại Chương Mỹ, Hà Nội cũng được ông chủ tập đoàn này đem ra gán nợ, áp dụng cho các "chủ nợ" có dư nợ từ 1 tỉ đồng trở lên. Nhà đầu tư được gạt nợ 6 tỉ đồng, vào thêm 6,5 tỉ đồng hoặc hơn tùy giá trị từng căn. Nhà đầu tư mua biệt thự nghỉ dưỡng của dự án này có thể tự vận hành hoặc ủy thác cho chủ đầu tư vận hành với tỷ lệ lợi nhuận chia đôi.
 
 
Quá khó khăn, đại gia Đường "bia" phải rao bán khách sạn mà ông tâm huyết
 
Trước đó, đại gia Nguyễn Hữu Đường (thường được gọi là Đường "bia"), chủ sở hữu khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake (Hà Nội), cũng rao bán khách sạn với giá khởi điểm 250 triệu USD. Nguyên nhân là do các dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp chưa được chính quyền cấp giấy phép xây dựng, khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về dòng tiền, phải bán tài sản để giải quyết thanh khoản.
 
Nhiều chủ doanh nghiệp khác lâm vào cảnh nợ nần đã phải bán tháo các dự án với giá rẻ, thậm chí bằng 50% giá thị trường để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng, trả nợ cho các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, để duy trì bộ máy công ty…
 
…đến rao bán nữ trang, đồng hồ
 
Chưa dừng lại ở việc bán tháo bất động sản, không ít lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản khác còn thê thảm hơn khi phải bán đi các vật cá nhân mà họ yêu thích.
 
Lãnh đạo một tập đoàn bất động sản có tiếng ở TP.HCM thừa nhận đã phải bán hàng loạt đồng hồ mình đang sở hữu, cả những chiếc mà trước đây ông rất "yêu mến". Trong đó có hai chiếc đồng hồ PatekPhilippe và Hublot, với mức giá gần bằng một nửa giá mua. Trước khi bán đồng hồ, ông cũng bán bớt một số xe ô tô.
 
"Bán cả đồng hồ là điều khá xấu hổ. Nhưng vào bước đường cùng, cái gì bán được đành phải bán dù rẻ, ngay cả những đồ dùng mình yêu thích", vị này nói.
 
 
Pháp lý tắc, thị trường đóng băng, tiếp cận vốn khó khăn đã khiến doanh nghiệp kiệt sức
 
Một nữ đại gia cũng tiết lộ, bà đã phải bán đi một số món nữ trang trong bộ sưu tập nhẫn, dây chuyền của mình để có tiền mặt chi tiêu. Lý do, các dự án của doanh nghiệp đã triển khai nhiều năm nhưng vẫn chưa xong pháp lý trong khi toàn bộ vốn liếng bà đều bỏ vào đó, chưa kể tiền vay ngân hàng. "Một số sản phẩm tồn kho của công ty mở bán nhưng không ai mua khiến dòng tiền của doanh nghiệp luôn trong tình trạng tắc nghẽn, cạn kiệt. Bất động sản khó khăn khiến các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty cũng khó khăn theo. Từ việc có 10 công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đến nay chúng tôi đã phải cắt giảm gần hết để tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bất động sản"- bà than thở.
 
"Kinh doanh trong ngành này mấy chục năm, tôi chưa bao giờ gặp khó khăn như năm nay. Bán hàng không được, pháp lý dự án mãi không xong khiến tiền chôn hết vào đất. Trong khi ngân hàng không cho vay mà mỗi tháng các chi phí của doanh nghiệp vẫn phải chi đều đều. Để duy trì hoạt động của công ty, tôi buộc phải bán cả đồ cá nhân của mình, không biết cầm cự được đến ngày nào", vị này trần tình.