• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 6:37:59 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm tập trung vào giá trị gia tăng
Nguồn tin: Báo Hải quan | 27/03/2023 8:25:00 CH
Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải cải thiện tình hình bằng cách giảm chi phí, tập trung vào giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể chuyển hướng xuất khẩu các sản phẩm đặc thù.
 
 
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta - thành viên của PAN Group
 
Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 2/2023, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm từ 12%-35%, một số thị trường đã có tín hiệu tăng trưởng như Trung Quốc, Australia và Pháp, tăng từ 4-7%. Trong top 5 thị trường nhập khẩu chính, xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU giảm mạnh; xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, Hàn Quốc cũng giảm nhưng tốc độ giảm ít hơn; xuất khẩu sang Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi, tăng 4%.
 
2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU, Nhật Bản tăng từ 51-58 triệu USD. Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 46 triệu USD, xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 34 triệu USD. Xuất khẩu sang các thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay giảm từ 16%-51% so với cùng kỳ.
 
Về sản lượng sản xuất tôm, hoạt động nuôi tôm đang trong giai đoạn chuyển đổi theo hướng nâng cao chất lượng, nhiều nơi người nuôi tập trung cải tạo, tu sửa ao hồ và chú trọng đến chất lượng con giống nên hạn chế dịch bệnh. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng tôm chân trắng đạt 60,2 nghìn tấn, tăng 0,5%, sản lượng tôm sú đạt 31,3 nghìn tấn, tăng 0,3%.
 
Các tháng cuối năm 2022 và kéo sang đầu năm nay, lạm phát toàn cầu tăng cao, bất ổn kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ tôm giảm sút. Cạnh tranh giữa tôm Việt Nam với Ecuador và Ấn Độ năm nay cũng gay gắt hơn khi sản lượng tôm của Ecuador năm 2023 dự kiến tăng lên 1,5 triệu tấn. Giá tôm nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm dần từ cuối năm 2022 và dự báo tiếp tục giảm thêm khi nguồn cung toàn cầu năm 2023 dự kiến tăng.
 
Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp phải cải thiện tình hình bằng cách giảm chi phí, tập trung vào giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể chuyển hướng xuất khẩu các sản phẩm đặc thù như tôm-rừng, tôm-lúa hay tôm sú với lợi thế từ thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng thay đổi cơ cấu sản phẩm để chủ động đáp ứng nhu cầu theo từng phân khúc thị trường.
 
Chính vì thế, bên cạnh thách thức, vẫn có nhiều cơ hội, các doanh nghiệp năng động, thích ứng sớm với điều kiện mới sẽ tiếp tục chiếm lĩnh được thị trường.
 
Kỳ vọng xuất khẩu tôm Việt Nam các tháng tới sẽ khá hơn khi tồn kho tại Mỹ giảm bớt, tình hình kinh tế thế giới chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ diễn ra vào 12/3/2023 cũng được kỳ vọng sẽ giúp tăng doanh số xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ và cả các thị trường khác trên thế giới.
 
Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Hàng năm, ngành đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
 
Năm 2023, theo dự báo ngành tôm vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ngay từ đầu năm, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao. Khó khăn từ thị trường xuất khẩu là những thách thức phải cạnh tranh mạnh hơn với Ecuador và Ấn Độ. Khi năm 2023, Ecuador dự kiến sản lượng tôm lớn hơn 1,5 triệu tấn, gấp 2 lần so với sản lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam (hơn 700.000 tấn).
 
Bên cạnh đó, tồn kho còn lớn, nhập khẩu tôm của Mỹ dự báo chưa thể phục hồi trong nửa đầu năm 2023. Nhu cầu sẽ vẫn tập trung nhiều hơn vào tôm size nhỏ, lợi thế nghiêng về Ecuador vì nguồn cung tôm dồi dào hơn và lợi thế về vị trí địa lý. Ngoài ra, tình trạng lạm phát, xung đột Nga – Ukraine cũng sẽ có những ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu tôm.
 
VASEP nhận định xuất khẩu tôm trong năm 2023 sẽ rất khó khăn, chỉ có thể dự báo nhu cầu thị trường sẽ hồi phục từ quý 2/2023 trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022. Điều này cũng thấy rõ, khi giá trị xuất khẩu tôm trong những tháng gần đây, nhất là tháng 2/2023 chỉ đạt 251 triệu USD, giảm mạnh với 54,9%.