Các nội dung góp ý cho "Nghị quyết đề cương" về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM của HoREA liên quan tới tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác công-tư, đấu thầu dự án có sử dụng đất do Nhà nước quản lý…
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa gửi văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ủy ban Nhân dân TP HCM nội dung "Góp ý Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM (Nghị quyết đề cương)" với một số nội dung quan trọng.
Cụ thể, Hiệp hội đề nghị không nên cho phép "thực hiện BOT trên các tuyến đường hiện hữu trên địa bàn TP HCM" mà đề nghị cho phép "thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trên các tuyến đường hiện hữu trên địa bàn TPHCM" được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước của địa phương và áp dụng chung trên phạm vi cả nước.
Theo HoREA, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã quy định nguyên tắc là dự án PPP "Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng" để không xảy ra "xung đột lợi ích" giữa "nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng", như đã từng xảy ra "xung đột lợi ích" giữa "nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng" tại một số địa phương trong những năm trước đây.
Góp ý một số nội dung để xây dựng chính sách đặc thù để phát triển TP HCM
Đồng thời, HoREA cũng đề nghị không thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất mà "có diện tích đất do Nhà nước quản lý trong khu đất thực hiện dự án; đất chưa được giải phóng mặt bằng", để không xảy ra "xung đột lợi ích" hoặc "đối đầu" giữa một bên là "Nhà nước và nhà đầu tư" và một bên là người có đất bị thu hồi.
Vì khi đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng, Nhà nước phải bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, có ứng vốn của nhà đầu tư nên dễ "xung đột lợi ích" hoặc "đối đầu" với người có đất bị thu hồi, vì dễ mang tiếng "chống lưng" cho nhà đầu tư.
HoREA đề nghị "Cho phép thực hiện trở lại phương thức BT trên địa bàn TP HCM được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước" và đề nghị xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để điều chỉnh phương thức đầu tư dự án theo hình thức "Hợp đồng BT mà nhà đầu tư thực hiện" được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước, để áp dụng chung trên phạm vi cả nước.
Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị "cho phép UBND TP thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị và rút gọn các bước lập quy hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh quy hoạch".
Với quy định trường hợp TP HCM xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án bất động sản, nhà ở thương mại không phân biệt dự án có giá trị tiền sử dụng đất trên hoặc dưới 30 tỉ đồng theo bảng giá đất, thay vì thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất thay vì thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất… Điều này vừa bảo đảm thu đủ, thu đúng, thu kịp thời cho ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư dự án.
Cuối cùng, HoREA đề nghị liên quan đến cơ chế xác định các hình thức sử dụng đất để phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội và nhà ở thương mại…