• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:20:10 CH - Mở cửa
Cổ phiếu hóa chất và chuyện ‘ông lớn’ yếu thế
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 03/04/2023 9:31:59 SA
Sự sụt giảm lợi nhuận của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) được cho là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư liên tục “thoát hàng”. Dự báo lợi nhuận doanh nghiệp này nói riêng và toàn ngành hóa chất nói chung sẽ còn bị tác động tiêu cực bởi suy thoái, dẫn tới ảnh hưởng giá cổ phiếu trong thời gian tới.
 
Ngay từ đầu tháng 2, trước áp lực bán mạnh, cổ phiếu DGC đã “hao hụt” tới 18%, trong khi chỉ số chính VN-Index chỉ giảm hơn 6%.
 
Kết quả kinh doanh “kém sáng”
 
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam ước tính, với mức giá hiện tại là hơn 50.000 đồng/cp của DGC chỉ tương đương với VN-Index ở thời điểm 900 điểm.
 
 
Sự sụt giảm lợi nhuận của Hóa chất Đức Giang  được cho là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư liên tục “thoát hàng”. (Ảnh: Int)
 
Nhìn chung, việc nhà đầu tư đua nhau “xả hàng” được cho là đến từ yếu tố chính do sự sụt giảm về lợi nhuận của “ông lớn” đầu ngành hóa chất này.
 
Hóa chất Đức Giang được biết đến là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về phốt pho vàng (P4), axit photphoric, phân lân tại Việt Nam. Trong đó, phốt pho vàng và axit photphoric điện tử - sản phẩm từ phốt pho vàng hiện cũng là nguyên liệu thô quan trọng trong quá trình sản xuất chất bán dẫn (phục vụ cho thiết bị 5G) và xu hướng sản xuất xe điện (phục vụ cho pin).
 
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 5/2022 đến tháng 1/2023, việc Trung Quốc duy trì chính sách zero-covid đã kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bán dẫn suy giảm, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ P4 của Tập đoàn.
 
Điều này dẫn tới lợi nhuận của Đức Giang bắt đầu quay trở về mức bình thường và ghi nhận mức giảm 20% so với cùng kỳ trong quý IV/2022, sau khi đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 341% so với cùng kỳ.
 
Cụ thể, trong quý IV/2022, Đức Giang báo lãi 1.032 tỷ đồng, là mức thấp nhất trong 5 quý, tính từ quý III/2021. Nếu so với đỉnh vào quý II/2022, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn đã giảm liên tục trong 2 quý và để mất 42,1% so với mức đỉnh.
 
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến HĐQT Đức Giang đặt kế hoạch thận trọng với doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 10.900 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng, tương ứng giảm 25% và 50% so với cùng kỳ. Riêng trong quý I/2023, Đức Giang đặt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 700 tỷ đồng, tiếp tục giảm 32,1% so với quý trước đó.
 
Ngoài kết quả kinh doanh “kém sáng”, những câu hỏi xoay quanh thương vụ mua lại 51% cổ phần CTCP Ắc quy Tia Sáng (TSB) cũng là một nguyên nhân khiến nhà đầu tư tỏ ra ái ngại với cổ phiếu của “ông lớn” đầu ngành này.
 
Cụ thể, Đức Giang thông báo đã hoàn tất mua lại hơn 3,4 triệu cổ phiếu TSB trong phiên giao dịch ngày 21/3 vừa qua.
 
Điều chú ý, phần lớn số cổ phiếu này được mua lại từ bà Bùi Thị Hà Thu, vợ ông Đào Hữu Duy Anh, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Đức Giang. Ông Duy Anh cũng là con trai của ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT.
 
Không chỉ vậy, sau thông tin Đức Giang mua cổ phiếu TSB đã giúp cổ phiếu này tăng mạnh từ mức giá 17.000 đồng/cp (thời điểm cuối năm 2022) lên mức đỉnh gần 47.000 đồng/cp, bất chấp kết quả kinh doanh của Ắc quy Tia Sáng lại không được nổi bật cho lắm bởi lợi nhuận năm 2022 chỉ vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng (-25%).
 
Suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến toàn ngành
 
SSI Research cho rằng, lợi nhuận của Đức Giang sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới, khi giá phốt pho vàng dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh và chi phí điện có thể tăng (dự kiến trong quý II/2023). Dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của Tập đoàn sẽ giảm xuống và đạt 3.800 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ.
 
“Dự phóng mức sụt giảm lợi nhuận sẽ mạnh nhất trong quý II/2023, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong giai đoạn đó”, SSI Research nhấn mạnh.
 
Tương tự, BVSC cũng chỉ ra những thách thức mà Đức Giang sẽ phải đối mặt trong năm 2023 khiến kết quả kinh doanh khó bứt phá mạnh mẽ. Đó là mảng phốt pho vàng (đóng góp hơn 50% tổng doanh thu) có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm do suy thoái kinh tế đang diễn ra. Bên cạnh đó, nhu cầu điện tử có thể sụt giảm mạnh trong 2023; dự án Nghi Sơn đi vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch và giá phân bón khó tăng mạnh do tồn kho từ nửa đầu năm.
 
Nhìn rộng hơn về toàn ngành, VnDirect nhận định, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp hóa chất trong năm 2023 sẽ giảm từ 4 – 6% so với cùng kỳ năm 2022, do ảnh hưởng từ chi phí điện tăng và giá bán trung bình thấp hơn.
 
Cụ thể, nhu cầu của các thị trường hóa chất xuất khẩu của Việt Nam như Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ giảm hơn nữa cho tới cuối năm 2023 do kỳ vọng lạm phát cao và rủi ro suy thoái kinh tế.
 
Đối với phốt pho vàng, nhu cầu toàn cầu sẽ suy yếu do sản xuất chất bán dẫn sụt giảm. Theo đó, các nhà sản xuất phốt pho vàng như Đức Giang, Đầu tư khai thác Cảng Phước An (PAP), Hóa chất cơ bản miền Nam (CSV), Hóa chất Việt Trì (HVT) bị ảnh hưởng do nhu cầu yếu.
 
Ngoài ra, giá xút cũng sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2023 với ảnh hưởng từ Trung Quốc. Cụ thể, giá xút tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc do lượng xuất khẩu chiếm 40% nhu cầu xút của Việt Nam. Giá xút tại Trung Quốc đã giảm 27% kể từ tháng 12/2022 do nhà máy sản xuất xút ở quốc gia này đã quay trở lại hoạt động vào năm 2023 và nhu cầu tiêu thụ nhôm yếu. Hơn nữa, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ cải thiện nguồn cung xút tại Việt Nam.
 
Thêm vào đó, ngành điện Việt Nam sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện nhanh chóng trong giai đoạn 2022-2030 sau mức tăng trưởng GDP dự kiến sẽ cao trong giai đoạn này. Theo kịch bản phụ tải cao trong dự thảo PDP8, nhu cầu điện sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép cao dự báo là 9,2% trong năm 2023-2030.
 
Điều này sẽ khiến chi phí điện năng (chiếm 20-30% tổng chi phí sản xuất các loại hóa chất cơ bản) sẽ cao hơn trong năm 2023.
 
“Biên lãi gộp các doanh nghiệp hóa chất cơ bản trong năm 2023 sẽ giảm 4-6% so với cùng kỳ năm ngoái, do các ảnh hưởng từ chi phí điện tăng và giá bán trung bình thấp hơn”, VNDirect dự phóng.
 
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức