Kế hoạch tăng xuất khẩu dầu thô từ Venezuela của Chevron đã gặp trở ngại khi quốc gia Nam Mỹ không chịu chi phí nạo vét một cửa ngõ xuất khẩu dầu quan trọng.
Hy vọng của công ty dầu khí quốc gia Chevron ở Venezuela bao gồm tăng cường xuất khẩu dầu thô từ quốc gia bị trừng phạt — nhưng để làm được điều đó, Hồ Maracaibo - nằm trên đỉnh của một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới cần phải được nạo vét.
Bên cạnh đó, về phía Venezuela sẽ không mua các thiết bị cần thiết để thực hiện việc nạo vét, theo một bức thư mà Venezuela gửi cho công ty đóng tàu Royal IHC của Hà Lan, với lý do ngân sách hạn chế.
Chevron đã trả tiền cho việc đo lường lượng trầm tích tích tụ dưới đáy hồ—nhưng đại gia dầu khí này cũng có thể buộc phải trả tiền cho việc nạo vét nếu họ muốn tăng xuất khẩu.
Chevron đã yêu cầu Venezuela nạo vét cửa vào để ngăn tàu mắc cạn khi họ cố gắng thực hiện tham vọng xuất khẩu từ 400.000 thùng/ngày đến 500.000 thùng/ngày dầu thô ra khỏi Venezuela.
Theo Bloomberg, xuất khẩu sang Venezuela hiện tại của công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ này là 300.000 thùng/ngày, nhưng đây đã là một mức tăng đáng kể so với tỷ lệ xuất khẩu 100.000 thùng/ngày trong tháng 1 của Chevron.
Dầu thô nặng của Venezuela được các nhà máy lọc dầu vùng Vịnh đánh giá cao, những người mà cho đến gần đây vẫn tìm đến các loại dầu nặng của Nga để thay thế. Tháng 12 năm ngoái, có thông tin cho rằng một số nhà máy lọc dầu đang cố gắng để có được dầu thô quý hiếm của Venezuela.
Chính quyền Biden đã nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Venezuela để cho phép Chevron tiếp tục công việc của mình ở Venezuela khi việc tiếp cận dầu thô nặng của Nga bị chặn bởi các lệnh trừng phạt mới.
Vào tháng 11, chính phủ đã cấp cho Chevron giấy phép 6 tháng để hoạt động tại Venezuela dưới hình thức liên doanh với PDVSA tại đó.
Lợi nhuận từ việc bán dầu thô có nguồn gốc từ Venezuela của Chevron sẽ được dùng để trả nợ cho Chevron và sẽ không làm tăng lợi nhuận của PDVSA do nhà nước điều hành.