Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi (MQN) hiện là nhà đầu tư xử lý chất thải 600 tỷ ở Quảng Ngãi. Mới đây, Công ty đã đưa ra nhiều kiến nghị liên quan quan đến dự án này.
Nhà đầu tư khu xử lý chất thải 600 tỷ đề nghị được làm song song thủ tục dự án
Trước đó Etime đã đưa tin, liên quan đến dự án Khu liên hợp xử lý chất thải tổng hợp Dung Quất, tại buổi làm việc với cấp thẩm quyền tỉnh UBND Quảng Ngãi mới đây, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi (Môi trường Đô thị Quảng Ngãi) đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến dự án này.
Theo đó, Môi trường Đô thị Quảng Ngãi đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, tổ chức thẩm định các nội dung trên tinh thần đảm bảo quy định của pháp luật và tiến độ sớm nhất.
Đề xuất cấp thẩm quyền Quảng Ngãi giao Sở TN&MT nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất và các nội dung liên quan theo quy mô, phạm vi, vị trí dự án…
Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, nơi Công ty MTĐT Quảng Ngãi đề xuất vị trí làm dự án. Ảnh: Công Xuân.
Trong phạm vi dự án, hiện có khoảng 49 ha đất là khu vực mỏ đất, đã GPMB và đang được UBND tỉnh cho VSIP thuê để khai thác đất làm VLXD, hiện đã gần hết thời hạn (đến 31/5/2023), đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền địa phương, thu hồi phạm vi mỏ đất nêu trên, giao cho đơn vị có thẩm quyền quản lý, sẵn sàng giao đất cho Nhà đầu tư khi được lựa chọn.
Điều chỉnh quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để đáp ứng tình hình thực tế và điều kiện pháp lý để thu hút đầu tư dự án.
Được biết dự án khu xử lý chất thải Dung Quất, do Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi đề xuất đầu tư, quy mô diện tích 71,5ha, ở tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, có tổng công suất xử lý các loại chất thải 2.000 tấn/ngày, đêm.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 xử lý 1000 tấn, gồm rác sinh hoạt (500 tấn); chất thải công nghiệp thông thường và nguy hại (500 tấn); thời gian đầu tư 2024 – 2029.
Giai đoạn 2 (phát điện), xử lý 1.000 tấn, gồm rác sinh hoạt (500 tấn); chất thải công nghiệp thông thường và nguy hại (500 tấn); thời gian đầu tư, từ năm 2030 trở đi.
Riêng giai đoạn I dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng, gồm vốn chủ sở hữu (Công ty MTĐT Quảng Ngãi) 120 tỷ đồng; vốn vay và huy động nguồn khác 490 tỷ đồng.
Theo đó hạng mục phục vụ xử lý rác thải sinh hoạt, từ quý IV/2023 - quý III/2024, thực hiện đầu tư; đến cuối tháng 9/2024, vận hành thử nghiệm và đến tháng 12/2024, đưa công trình vào hoạt động chính thức.
Đối với các hạng mục phục vụ xử lý chất thải công nghiệp (giai đoạn 1), thực hiện đầu tư từ quý III/2024 - quý III/2025; đến cuối tháng 9/2025, vận hành thử nghiệm và đến tháng 12/2025, đưa công trình vào hoạt động chính thức.
Chân dung Công ty Môi trường Đô thị Quảng Ngãi
Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi (Môi trường Đô thị Quảng Ngãi) có tiền thân là Công ty công trình đô thị thị xã Quảng Ngãi được thành lập ngày 18/9/1989 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Chủ tịch HĐQT là ông Lê Đăng Triều (SN 1981).
Ngành nghề kinh doanh của công ty là: Dịch vụ vệ sinh môi trường; Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; Dịch vụ chăm sóc, duy trì cây xanh; thảm cỏ; cây trang trí...
Ngày 27/08/2003 đổi tên thành Công ty Môi trường Đô thị Quảng Ngãi. Đến ngày 11/12/2006 đổi tên thành Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Ngãi. Vào tháng 6/2018, công ty chính thức lên sàn UPCoM với mã
MQN, giá tham chiếu là 35.100 đồng/cổ phiếu.
MQN hiện sở hữu 3 công ty con: Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì, Công ty TNHH Xây dựng Công trình Đô thị Việt Trì và Công ty TNHH Nhà ở Xã hội Minh Phương. Và công ty liên kết là Công ty CP Xử lý rác Tổng hợp Quảng Ngãi, sở hữu 50%.
Tại Quảng Ngãi,
MQN liên tục trúng thầu các gói thầu dịch vụ công ích. Mới đây nhất, vào tháng 2/2203,
MQN đã trúng số 02 thực hiện dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn TP. Quảng Ngãi. Gói thầu có trị giá gần 163,6 tỷ đồng.
Dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Môi trường Đô thị Quảng Ngãi đã tham gia 17 gói thầu và trúng cả 17 gói, tổng giá trị trúng thầu hơn 414 tỷ đồng.
MQN làm ăn thế nào?
Tình hình kinh doanh của MQN qua các năm (tỷ đồng)
Năm 2022,
MQN ghi nhận tổng doanh thu 378 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 17,6 tỷ đồng; công ty dự trình chia bằng cổ phiếu, tỷ lệ 13% (sở hữu 100 cổ phiếu nhận 13 cổ phiếu phát hành thêm). Vốn điều lệ dự kiến sau khi điều chỉnh tăng từ 51,3 tỷ đồng lên 58 tỷ đồng.
Tổng tài sản của
MQN tính tới 31/3/2023 đạt hơn 337 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm; tiền và các khoản tương đương tiền tăng 46,4% lên gần 22 tỷ đồng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 95% xuống 815 triệu đồng; phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 5,2% lên 101 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng 5 lần lên 58,2 tỷ đồng.
Khoản phải thu khác tăng 131% lên 23 tỷ đồng; trong đó tạm ứng cho bà Nguyễn Hồng Loan 12,6 tỷ đồng, ông Trần Quang Quân 8,3 tỷ đồng. Đây là khoản tạm ứng cho 2 thành viên trong Ban Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì để phục vụ các công việc của công ty, tìm hiểu cơ hội đầu tư mới như: Đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, đầu tư bất động sản.
Ngoài ra có 207 triệu đồng là khoản phải thu không rõ đối tượng, không có đầu đủ hồ sơ tại Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì, và đã trích lập dự phòng tới 65,6 triệu đồng.
Tổng nợ phải trả tăng 53% lên 138 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn với 119 tỷ đồng; vay nợ ngắn hạn tăng 86% lên 26,5 tỷ đồng; vay nợ dài hạn giảm 15% xuống 17,7 tỷ đồng.
Tính đến cuối 2022,
MQN giao dịch với Công ty CP Phát triển Đầu tư hợp nhất gần 10 tỷ đồng; mua nguyên liệu của Công ty CP Đầu tư Thương mại Petro Dung Quất 7,4 tỷ đồng; giao dịch với Công ty CP Thiết bị cơ giới và Khai thác khoáng sản hợp nghĩa hơn 500 tỷ đồng...