• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:57:28 SA - Mở cửa
Cần gì để du lịch biển Quảng Nam phát triển?
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 31/07/2023 7:25:00 SA
Quảng Nam cần có thêm những chính sách kêu gọi đầu tư, gỡ vướng quy hoạch, xây dựng sản phẩm mới có trọng tâm,... để lĩnh vực du lịch biển phát triển xứng tầm.
 
Với nhiều tiềm năng về bãi tắm đẹp, đảo gần bờ, hạ tầng thuận lợi,... du lịch biển Quảng Nam đang dần trở thành một lĩnh vực tiềm năng của địa phương, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Theo thống kê, Quảng Nam có một chuỗi bãi biển đẹp trải dài từ bờ biển Đà Nẵng đến Hội An, gồm Hà My, Thống Nhất, Cửa Đại, An Bàng, Bình Dương, Tây Sơn Đông, Cửa Khe, Tỉnh Thuỷ, Tam Thanh, bãi Rạng… Đồng thời, Quảng Nam còn có hệ thống các khách sạn, resort nghỉ dưỡng cao cấp nằm dọc theo ven biển, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của hàng triệu du khách trong nước cũng như trên toàn thế giới.
 
Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình, du lịch biển Quảng Nam hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với các địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hoà… Bên cạnh sự phát triển của du lịch biển Quảng Nam đã thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước, tạo ra nguồn thu kinh tế đáng kể cho địa phương thì vẫn còn đó những vướng mắc cần được tháo gỡ, hỗ trợ để ngành du lịch thực sự phát triển.
 
 
 
 
Việc khai thác du lịch biển của Quảng Nam thời gian qua được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng, các hoạt động du lịch biển chỉ dừng ở khai thác ven bờ, các hoạt động du lịch bổ sung, bổ trợ cho nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển chưa nhiều,...
 
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hồ Quang Thịnh, Quản lý Truyền thông & Tiếp thị Khách sạn Citadines Pearl Hội An cho rằng du lịch biển Quảng Nam vẫn còn tồn tại vẫn còn một số hạn chế cần được giải quyết. Cụ thể, vị này nhìn nhận hạ tầng du lịch ở một số khu vực còn hạn chế, gây khó khăn cho việc di chuyển và trải nghiệm của du khách. Cùng với đó, vẫn thiếu nhiều hoạt động về đêm và các sự kiện lớn trong năm để kéo dài mùa du lịch.
 
“Việc phối hợp giữa các điểm đến du lịch chưa thật sự nhuần nhuyễn, chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp chưa đồng đều. Hiện tượng sạt lở do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến nhiều khách sạn, resort dọc ven biển, thậm chí, có khoảng thời gian, khu vực biển Cửa Đại, bãi biển từng được mệnh danh là đẹp nhất thế giới không thể phục vụ nhu cầu của du khách”, ông Hồ Quang Thịnh nói.
 
Trao đổi về các giải pháp phát triển lĩnh vực này, ông Thịnh cho rằng Quảng Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn thể cộng đồng cũng như của đội ngũ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về quá trình phát triển du lịch bền vững, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển trong thời gian đến. Thứ hai, địa phương cần tập trung đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng với việc xây dựng, nâng cấp các khu vực du lịch để đáp ứng nhu cầu tăng cao của du khách.
 
 
Hoạt động lặn ngắm san hô tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An được yêu thích lựa chọn khi khách du lịch đến đây.
 
Thứ ba, cần tăng cường quảng bá và tiếp thị du lịch, xác định rõ thị trường khách để có giải pháp quảng bá và tiếp thị phù hợp, tránh lãng phí và bỏ sót những thị trường tiềm năng, phù hợp cùng với việc hỗ trợ đồng hành giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ tư, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp du lịch để đầu tư và phát triển, thông qua các chính sách ưu đãi và hỗ trợ. Thứ năm, cần xây dựng một hệ thống quản lý du lịch hiệu quả, nhằm bảo vệ và quảng bá các nguồn tài nguyên du lịch một cách bền vững, tạo ra các liên kết vùng và hợp tác với các địa phương lân cận, để tăng cường sức hấp dẫn và sự cạnh tranh của Quảng Nam trong ngành du lịch biển.
 
Tương tự, ông La Thành, Tổng quản lý Little Hội An Group chia sẻ khi làm việc với các công ty du lịch đối tác nước ngoài đưa khách đến Hội An, đơn vị nhận thấy họ có xu hướng cứ nói đến du lịch biển là sẽ nghĩ đến Đà Nẵng hơn là Hội An. Theo vị này, khi khách du lịch nghĩ đến Hội An sẽ mặc định là về phố cổ.
 
“Điều này rất đáng tiếc trong khi Hội An không chỉ có phố cổ mà còn có biển, có show diễn nghệ thuật, các hoạt động văn hóa.  Do đó chúng tôi kiến nghị tại sao Hội An không xây dựng 1 lễ hội mang tính cộng đồng tầm cỡ quốc tế như cách mà Đà Nẵng đã thành công với Lễ hội pháo hoa quốc tế (DIFF). Dựa vào lợi thế văn hóa và tạo ra những lễ hội mang tính cộng đồng, tương tác và tầm cỡ quốc tế phối hợp với lợi thế biển để thu hút du khách quốc tế và trong nước đến với địa phương”, ông La Thành nói.
 
Tại góc nhìn bảo tồn, ông Lê Ngọc Thảo, Trưởng ban thư ký, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An cho rằng xu thế du lịch sinh thái là con đường hữu hiệu để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tài nguyên và nét văn hóa truyền thống của địa phương. Đứng trước hiện trạng phát triển du lịch khá mạnh nhưng chưa thực sự đi vào bản chất của mô hình du lịch sinh thái, vị này đề xuất nên có định hướng và chương trình hành động cần thực hiện để giải quyết các mâu thuẫn, khó khăn và hạn chế tối đa những rủi ro trong phát triển du lịch biển.
 
 
Cần có thêm nhiều giải pháp gỡ vướng cho du lịch biển Quảng Nam để doanh nghiệp tập trung đầu tư, phát triển.
 
“Cụ thể là nên xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát huy giá trị văn hóa bản địa tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An”. Trong đó mọi tâm điểm đều hướng về lợi ích của cộng đồng để họ thực sự tham gia chủ động vào việc phát triển kinh tế trên nền tảng bảo tồn các giá trị tài nguyên của khu dự trữ. Đồng thời, quy hoạch không gian sinh thái với cách tiếp cận là lựa chọn các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng,  lượng hóa giá trị kinh tế và xác định sức chịu tải của các hệ sinh thái làm cơ sở phát triển du lịch sinh thái. Đặc biệt là phát triển liên kết vùng, đáp ứng phát triển du lịch theo định hướng du lịch sinh thái đúng theo bản chất và các tiêu chuẩn”, ông Thảo kiến nghị.
 
Ông Văn Bá Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Quảng Nam cũng đánh giá việc khai thác du lịch biển của Quảng Nam thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Hoạt động du lịch biển chủ yếu tập trung tại thành phố Hội An, việc phát huy, khai thác giá trị tài nguyên cho các hoạt động du lịch biển chỉ dừng ở khai thác ven bờ, các hoạt động du lịch bổ sung, bổ trợ cho nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển chưa nhiều,...
 
“Mặc dù hoạt động du lịch cơ bản phục hồi, nhưng doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm do các qui định về lãi suất vay, bảo hiểm, thuế, các qui định về thuê đất, thủ tục đầu tư, qui định về phòng cháy chữa cháy, qui định về hoạt động ban đêm... Vì vậy, cần có những giải pháp nhằm điều chỉnh những bất cập trong hoạt động du lịch biển trong thời gian tới”, ông Sơn nói.
 
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt hơn 4,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt gần 2,1 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 2.475.000 lượt khách. Theo thống kê, doanh thu ngành du lịch đạt 4.600 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 10.810 tỷ đồng.