Ngay đầu phiên sáng 20/9, dòng tiền đã chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu liên quan xuất khẩu, nhất là bộ đôi dệt may và thủy sản.
Bất chấp nhịp điều chỉnh của thị trường chung, bộ đôi này vẫn đua nhau khởi sắc và đã tăng tốc mạnh mẽ khi thị trường “đổi màu” đỏ sang xanh tích cực.
Cổ phiếu liên quan xuất khẩu, đặc biệt là bộ đôi thủy sản - dệt may nổi "sóng".
Tại nhóm dệt may, cổ phiếu
GIL (Gilimex) nhanh chóng “tím lịm”, một số cổ phiếu khác như
TCM (Dệt may Thành Công),
TNG (Dệt may
TNG),
STK (Sợ Thế Kỷ),
MSH (may Sông Hồng),
VGT (Tập đoàn Dệt may Việt Nam)… cũng ghi nhận mức tăng khá mạnh, thậm chí
TNG suýt soát giá trần.
Còn tại nhóm thủy sản,
ANV (Thủy sản Nam Việt) dẫn đầu với mức tăng trần. Theo sau là loạt cổ phiếu xanh tích cực như
VHC (Vĩnh Hoàn), IDI (Tập đoàn I.D.I),
CMX (Camimex), ACL (Thủy sản Cửu Long An Giang),
FMC (Thực phẩm Sao Ta)…
Một trong những động lực tăng của các nhóm ngành này chính là tình hình xuất khẩu trong các công bố gần đây cho thấy những tín hiệu tích cực hơn và dự báo quý cuối năm sẽ tốt hơn khi thị trường xuất khẩu bước vào mùa tiêu thụ lễ tết.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 8/2023 ước đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tương đương với tháng 7. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã tăng trở lại từ mức đáy hơn 3 tỷ USD của tháng 5. Các đơn hàng cho quý IV tại nhiều doanh nghiệp đã nhiều hơn trước.
Thị trường dệt may những tháng cuối năm đã ấm lại và dần ổn định. Cụ thể hơn, đơn hàng tuy còn thiếu nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo việc làm cho công nhân trong quý IV.
"Ngành dệt may trong hơn 30 năm nay đã xuất khẩu các đơn hàng đi khắp các thị trường như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản. Tuy nhiên, năm 2023 đánh dấu một năm khó khăn khi những đơn hàng chúng tôi phải 'giật gấu vá vai' liên tục trong suốt 8 tháng vừa qua. Dù vậy, thời điểm hiện tại đang dần chuyển sang trạng thái đủ ăn đủ mặc", ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May10 chia sẻ.
Đối với ngành thủy sản, giới phân tích dự báo, cuối quý III/2023, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Mỹ sẽ phục hồi, tăng 40 - 50% so với cùng kỳ. Cùng với đó, thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục cải thiện và ổn định; xuất khẩu thủy sản sẽ phục hồi ở mức tương đương năm 2022.
Mặt khác, sự chuyển biến mạnh của nhóm cổ phiếu liên quan xuất khẩu nói chung, bộ đôi cổ phiếu nêu trên nói riêng được cho là đến từ kỳ vọng sau chuyến sang thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Biden. Hiện, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo VNDirect (VNDS), trong chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Biden, nhiều tập đoàn lớn tháp tùng và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam như Boeing, Google, Walmart… Đặc biệt, Việt Nam và Mỹ nhất trí nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Những thông tin này sẽ hỗ trợ tích cực cho các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao sang thị trường Mỹ như thủy sản, đồ gỗ, vật liệu xây dựng. Hiện, tồn kho tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ đang tạo đáy, sẽ giúp hoạt động xuất khẩu phục hồi tốt hơn trong các tháng cuối năm 2023. Bên cạnh đó, việc đồng USD lên giá cũng sẽ tạo tác động tích cực đến lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
“Dệt may Việt Nam luôn nằm vị trí thứ 2 và thứ 3 về xuất khẩu trên toàn cầu. Việc ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ là cơ hội rất tốt cho xuất khẩu nói chung và dệt may nói riêng, sẽ có sự tăng trưởng trong thời gian tới vào thị trường Mỹ”, ông Thân Đức Việt khẳng định.
Đối với cổ phiếu dệt may, giới phân tích đánh giá, so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ giảm 25,4%. Nguyên nhân là sự thắt chặt chi tiêu của người dân bởi lạm phát. Nhưng hiện lạm phát ở Mỹ đã liên tục giảm mạnh, Fed sẽ dần chuyển chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ. Theo đó, nhóm cổ phiếu được kỳ vọng là
MSH,
TNG,
STK,
VGT.