• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.241,97 -0,16/-0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.241,97   -0,16/-0,01%  |   HNX-INDEX   223,09   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   91,96   -0,10/-0,11%  |   VN30   1.301,06   +1,84/+0,14%  |   HNX30   474,27   -1,53/-0,32%
28 Tháng Mười Một 2024 1:43:34 SA - Mở cửa
Xu hướng mở rộng xuất khẩu sang 3 thị trường ở Châu Á
Nguồn tin: Đài tiếng nói VN | 29/01/2024 8:51:35 SA

 Triển vọng kinh tế năm 2024 của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung phụ thuộc rất nhiều vào triển vọng kinh tế của thế giới. Từ tình hình thế giới và kết quả xuất khẩu hàng hóa năm 2023, các chuyên gia khuyến nghị địa phương và doanh nghiệp nên lưu ý mở rộng sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Vì sao lại là thị trường Ấn, Nhật, Hàn?

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, có 3 thị trường xuất khẩu tiềm năng là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đây cũng là 3 quốc gia Việt Nam đã ký Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện nhưng hiện đang chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM. Cụ thể, năm 2022, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TP thì Nhật Bản chiếm 7,16%, Hàn Quốc 4,31% và Ấn Độ chỉ có 1,41%.

TS. Hồ Hoàng Anh, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) phân tích, hiện tại 2 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đều có những khó khăn nhất định. Năm 2024, TP.HCM phải tìm cách đa dạng hóa xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

TP.HCM cần hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng (Ảnh: Minh Hạnh)

Trong đó, Ấn Độ được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh, 2023 và 2024 dự báo tăng trưởng 6,3%. Nếu như tận dụng được tăng trưởng của Ấn Độ, đa dạng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ sẽ cải thiện được xuất khẩu của TP.HCM. Còn thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản thì là những thị trường khó tính, khắt khe về các tiêu chuẩn kỹ thuật, sản phẩm xuất khẩu vào đây phải xanh, phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe, môi trường… Điều đó phù hợp với mục tiêu trung hạn của kinh tế TP.HCM là chuyển sang kinh tế xanh. Do đó, đây là cơ hội để thúc đẩy kinh tế xanh nhanh hơn, xuất khẩu vào các thị trường khó tính này để cải thiện xuất khẩu, giúp triển vọng kinh tế trong ngắn hạn 2024 cải thiện nhiều hơn. Đây là hướng đi phù hợp cho năm 2024 và phù hợp với xu hướng kinh tế trung hạn của TP.HCM.

“Để làm được điều này, chắc chắn TP.HCM phải đi đầu, dẫn đường cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang. Bởi vì, doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc cấp hiệp hội đầu tư mở rộng sang thị trường mới tốn chi phí rất lớn, nên TP cần có sự trợ lực, có đầu tư ban đầu để mở đường xuất khẩu thì khi có đường rồi, thì chi phí doanh nghiệp xuất khẩu vào đó sẽ thấp. Như vậy, TP sẽ khuyến khích được doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thấy được lợi ích từ thị trường này”, ông Hồ Hoàng Anh nói.

Ông Nguyễn Thanh Đảo, Chủ tịch Hội Quảng cáo TP.HCM vừa có chuyến khảo sát thị trường Ấn Độ cho biết, qua thực tế tìm hiểu và làm việc với một số đối tác, Ấn Độ là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt, nhất là về quy mô dân số, khoảng cách địa lý, yêu cầu hàng hóa.

“Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam- Ấn Độ hiện nay ở mức khá. Tuy nhiên, so với tiềm lực của 2 bên thì chúng tôi cho rằng còn biên độ phát triển mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, Ấn Độ đa phần bổ sung cho nhau, ít có mặt hàng cạnh tranh trực tiếp”, ông Nguyễn Thanh Đảo nói.

Doanh nghiệp cần chú ý điều gì?
Nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cho biết, điều quan trọng nhất chính là chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu, được đảm bảo, chứng nhận. Doanh nghiệp Việt Nam khi làm việc lâu dài với đối tác Nhật Bản thì không chỉ xuất được hàng mà còn được phía Nhật chuyển giao công nghệ, hướng dẫn và hỗ trợ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Diệu, Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị nhà bếp Vi Na (NaMilux) cho biết, công ty đã xuất khẩu sản phẩm ngành gas vào thị trường Nhật Bản hơn 20 năm nay. Chỉ riêng năm 2023, NaMilux xuất khẩu vào Nhật Bản hơn 500.000 sản phẩm ngành gas, chủ yếu là bếp gas các loại. Thị trường này chiếm một nửa doanh số của công ty.

Doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp TP.HCM thường xuyên trao đổi thông tin thị trường thông qua các hoạt động do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức (Ảnh: Minh Hạnh)

Thời gian đầu khi làm việc với đối tác ở Nhật, công ty gặp khá nhiều khó khăn nhưng sau đó học được rất nhiều điều. Thị trường Nhật và doanh nghiệp đối tác rất nguyên tắc, doanh nghiệp Việt phải đảm bảo thực hiện và giữ vững những nguyên tắc đó một cách thực sự nghiêm túc. NaMilux đã tạo dựng được uy tín với thị trường Nhật Bản cũng từ việc tuân thủ nguyên tắc khắt khe của sản phẩm ngành gas. Công ty phía Nhật đã hướng dẫn, bổ sung cho NaMilux các công nghệ và thông tin thị trường.

“Xét kết quả của năm 2023 thì các thị trường khác đều giảm, bên mình giảm khoảng tầm 15 cho đến 20 % tùy thị trường. Tuy nhiên, đối với thị trường Nhật Bản thì năm vừa rồi là mình đang giữ nguyên tăng trưởng như năm 2022, điều này cho thấy tín hiệu thị trường Nhật vẫn là thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam mình có thể tập trung”, bà Diệu cho biết.

Song song với thị trường Nhật Bản, NaMilux cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc và bước đầu tìm kiếm cơ hội hợp tác ở thị trường Ấn Độ.

Nhiều doanh nghiệp khác ở TP.HCM cũng đang nhạy bén nắm bắt xu hướng thị trường xuất khẩu của năm nay và xúc tiến một số hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ.

Theo ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TP.HCM, thị trường tiềm năng của ngành cơ khí - điện là thị trường Mỹ hiện nay đang có nhiều khó khăn khách quan. Năm nay, doanh nghiệp cơ khí - điện tiếp tục xúc tiến vào các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vốn đã có mối quan hệ, đồng thời đang có những tiếp cận với thị trường mới là Ấn Độ.

“Thị trường mới hiện giờ là thị trường Ấn Độ thì doanh nghiệp trong Hội Cơ khí - Điện của chúng tôi mở rộng thị trường bằng cách tiếp cận nhiều hơn với các triển lãm, tương tác với các doanh nghiệp và tổ chức đem doanh nghiệp qua đó triển lãm để giới thiệu cho thị trường Ấn Độ biết doanh nghiệp Việt có khả năng làm được những sản phẩm như vậy để họ tiếp cận với mình”, ông Đỗ Phước Tống cho biết.

Việc các thị trường lớn cho xuất khẩu của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung là Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, đều được dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2024 cho thấy rằng xuất khẩu của TP.HCM và Việt Nam đến các thị trường này sẽ khó có khả năng bứt phá. Đây sẽ một thách thức cho TP.HCM trong việc thúc đẩy sự hồi phục của tổng cầu. Các chuyên gia đang khuyến nghị TP hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia ngoài Trung Quốc và Mỹ. Việc đa dạng hóa thị trường sẽ giúp cho xuất khẩu của TP.HCM giảm thiểu tính chu kỳ và tăng trưởng ổn định hơn.

Minh Hạnh/VOV-TPHCM