• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.241,97 -0,16/-0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.241,97   -0,16/-0,01%  |   HNX-INDEX   223,09   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   91,96   -0,10/-0,11%  |   VN30   1.301,06   +1,84/+0,14%  |   HNX30   474,27   -1,53/-0,32%
28 Tháng Mười Một 2024 6:34:17 SA - Mở cửa
Điều gì khiến lợi nhuận người trồng lúa ngày càng giảm?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 04/01/2024 9:12:32 SA

Mặc dù giá lúa tăng cao nhưng lợi nhuận của nông dân lại không tăng tương xứng (thậm chí giảm so với 10 năm trước) khi mà chi phí sử dụng phân bón chiếm tỷ lệ quá cao trong chi phí sản xuất. Chính vì thế, để nâng cao được thu nhập cho nông dân trồng lúa trong thời gian tới là cả bài toán hóc búa. 

Trong báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 mới được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Đại học Fulbright công bố cho thấy vấn đề đáng lưu tâm. Đó là dù ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất trong GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Vùng ĐBSCL nhưng lại không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế Vùng.

Chứa đựng nhiều nghịch lý

Theo báo cáo này, ngành nông nghiệp hiện tạo ra 34% GRDP của Vùng ĐBSCL, được đầu tư lớn thứ hai (khoảng 32 nghìn tỷ đồng mỗi năm) nhưng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng dưới mức trung vị (3%). Điều đó một lần nữa ngụ ý rằng thể chế và mô hình nông nghiệp hiện tại không còn nhiều không gian tăng trưởng và cần phải được thay đổi một cách cơ bản.

Chi phí logistics cho ngành phân bón trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao khiến cho giá phân bón ở mức cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa.

Bên cạnh báo cáo nêu trên, cần chú ý đến dữ liệu của Ts. Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, đó là ước tính năm 2023 tổng thu từ sản lượng lúa gần 130 triệu USD, tăng khoảng 20 triệu USD so với năm 2012. Tuy nhiên, tổng chi năm 2023 là hơn 70 triệu USD, tăng gần 30 triệu USD so với năm 2012.

Kết quả là lợi nhuận năm 2023 chỉ đạt trên 50 triệu USD, thấp hơn so với năm 2012 gần 10 triệu USD. Như tính toán của ông Nhân thì chỉ tính phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã tăng 50-62% trong chi phí sản xuất.

Đó là lý do mà nhiều người đặt vấn đề ở ĐBSCL đang chứa đựng nhiều nghịch lý khi mà giá lúa tăng như thời gian qua nhưng lợi nhuận của nông dân trồng lúa vẫn không tăng, thậm chí là “càng làm càng lỗ”. Ts. Nhân cho rằng trong năm 2023, tổng thu nhập của nông dân trồng lúa đạt khoảng 128 triệu đồng/ha/năm, nhưng chi phí đầu tư tăng lên khoảng 70 triệu đồng/ha/năm. Vì thế lợi nhuận nông dân thu được chỉ còn khoảng 58 triệu đồng/ha/năm. 

Trong khi đó, cách đây 10 năm, tổng thu nhập của nông dân trồng lúa đạt khoảng 108 triệu đồng/ha/năm, nhưng chi phí đầu tư chỉ khoảng 42 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, lợi nhuận nông dân thu được khoảng 66 triệu đồng/ha/năm, tức là cao hơn năm 2023 đến 8 triệu đồng/ha/năm.

Như vậy để thấy nếu muốn tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa thì vấn đề đặt ra là cần phải giảm cho được chi phí đầu vào, đặc biệt là phải giảm chi phí sử dụng phân bón. Và để giảm được chi phí này thì chí ít giá thành sản phân phân bón phải tiếp tục được kéo giảm.

Trong khi đó, những dự báo mới nhất lại cho thấy giá phân bón trên thế giới đang bước vào chu kỳ phục hồi trong năm 2024. Điều này dẫn đến giá phân bón trong nước sẽ biến động tương ứng khi mà thị trường trong nước liên thông thế giới. Và như thế càng “đánh đố” vào kỳ vọng gia tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa ở ĐBSCL trong năm 2024.

Chẳng hạn như với phân Urê (chủng loại dẫn dắt thị trường phân bón), theo nhận định mới đây từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán Mirae Asset, giá bán sẽ được hồi phục dần trong năm 2024 nhờ việc hạn chế xuất khẩu Urê của Nga, cũng như nhu cầu phân bón từ nông dân phục hồi trên thế giới.

Mối lo giá phân bón lại phục hồi

Nhìn lại diễn biến giá phân bón giai đoạn năm 2020 – 2023 sẽ thấy trong giai đoạn năm 2020 đến tháng 5/2022 giá phân bón tăng mạnh và tạo đỉnh vào tháng 5/2022. Điều này một số yếu tố như: Chiến tranh Nga – Ukraine ảnh hưởng làm hạn chế nguồn cung xuất khẩu phân bón. Nhu cầu phân bón toàn cầu gia tăng. Giá nguyên liệu đầu vào (khí đốt và than đá) tăng mạnh. Như hồi tháng 5/2022, giá phân Urê ghi nhận trên 18.000 đồng/kg, phân DAP trên 22.000 đồng/kg, và phân Kali trên 19.000 đồng/kg.

Còn trong giai đoạn từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023 giá phân bón chịu áp lực giảm mạnh. Nguyên do là vì giá nguyên liệu đầu vào suy giảm, một số nước xuất khẩu phân bón trở lại.

Từ hai giai đoạn nêu trên, giới phân tích dự báo giá phân bón tạo đáy vào tháng 6/2023, và đang trong chu kỳ phục hồi trong năm 2024, thậm chí có thể tăng trong quý 1/2024. Đó là vì Nga và Trung Quốc đã kéo dài thời gian hạn chế xuất khẩu phân bón. Rồi các tổ chức lớn như Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA) và NUE cùng dự báo tăng trưởng sản lượng phân bón toàn cầu tăng 1,8% cho năm 2024, sau khi tăng khoảng 4% trong năm 2023.

Trước những dự báo như vậy, để lợi nhuận của nông dân trồng lúa không teo tóp càng đòi hỏi cần tránh những hệ lụy có thể làm tăng giá phân bón trong nước. Nhất là cần hạn chế được những điểm yếu ở ngành hàng phân bón.

Đơn cử như giá thành sản xuất phân bón ở Việt Nam vẫn còn cao so với các nước khác. Tại Châu Á, một số nhà máy sản phân bón ở các nước Indonesia, Malaysia, Trung Quốc được cho là có chi phí sản xuất cạnh tranh và thấp hơn so với chi phí của phân bón Việt Nam.

Không chỉ vậy, chi phí logistics cho ngành phân bón trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao. Theo đánh giá, hoạt động logistic trong chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa phân bón từ các nhà máy phân bón đến nhiều thị trường trong nước thực hiện bằng đa phương thức (đường thủy, đường bộ) làm phát sinh chi phí logistic không hề nhỏ, dao động từ 8% - 15% chi phí giá bán sản phẩm, tùy thuộc từng thời điểm cụ thể. 

Hơn nữa, việc phụ thuộc vào nhiều đầu mối trung gian đã ảnh hưởng nhất định đến giá cả và khâu phân phối phân bón nội địa đến tay nông dân trồng lúa. Nếu trong trung và dài hạn, một khi chưa thể sớm khắc phục việc này thì giá phân bón đến tay nông dân sẽ vẫn ở mức cao.

Tựu trung lại, để nâng cao được thu nhập cho nông dân trồng lúa thì một trong những khúc mắc cần giải quyết đang nằm ở vấn đề giảm chi phí sử dụng phân bón. Nhất là ngành phân bón nội địa với quy mô hiện nay là khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón, với sản lượng khoảng 11 triệu tấn phân bón (ở cả 2 dòng sản phẩm chính là phân bón vô cơ lẫn hữu cơ), trong năm 2024 này rất cần được quản lý tốt hơn về giá cả cũng như chất lượng. 

Thế Vinh