• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 8:05:59 CH - Mở cửa
Đẩy mạnh tín dụng ưu đãi để tăng tốc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 07/11/2024 2:24:00 CH

Triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, người trồng lúa, HTX và doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết từ trồng trọt, thu mua, xuất khẩu lúa đều được hưởng lợi khi tiếp cận được vốn vay ưu đãi, không phải sử dụng tài sản thế chấp, được hỗ trợ xây dựng chuỗi khép kín... 

Ngày 7/11, tại Hội nghị triển khai chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh, lúa gạo là một trong những ngành nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Vì vậy, ngân hàng tham gia Đề án sẽ giảm ít nhất 1% lãi vay cho khách hàng khi tham gia chuỗi liên kết.

Triển khai Đề án, ông Tú cho biết, NHNN đã ban hành cơ chế, chính sách chương trình cho vay ưu đãi để các ngân hàng, trong đó Agribank là chủ lực triển khai cho vay.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP

Chương trình tín dụng có tính chất ưu đãi nên lãi suất cho vay giảm tối thiểu 1%, nếu được 2-3%/năm so với cho vay thông thường. Ngoài việc được giảm lãi suất cho vay, các đối tượng còn được vay theo hạn mức phù hợp với quy mô sản xuất và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư trung dài hạn sẽ được tiếp cận vốn dài hạn. Chẳng hạn, trường hợp doanh nghiệp muốn vay 1.000 tỷ đồng cần vốn trung dài hạn để đầu tư nhà xưởng, kho bãi thì nhiều ngân hàng có thể cùng tham gia cho vay.

Đặc biệt, khi tham gia chuỗi liên kết này, theo ông Tú, khách vay có thể không phải sử dụng tài sản đảm bảo như nhà cửa, tài sản để thế chấp như vay thông thường. Bởi tham gia chuỗi sản xuất này, ngân hàng kiểm soát được dòng tiền. Đây là điều kiện rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách vay.

Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án, vào tháng 11/2023, Agribank phối hợp với Bộ NN&PTNT triển khai cho vay ưu đãi giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm, đồng thời không giới hạn vốn cho vay trung và dài hạn và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tham gia Đề án.

"Agribank đã xây dựng chuỗi liên kết khép kín, từ hộ nông dân, nhà cung cấp nguyên vật liệu đến doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu. Điều này sẽ giúp các bên giảm chi phí. Cho đến nay đã cho vay được gần 35.000 hộ nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long", Phó Tổng Giám đốc Agribank cho hay.

NHNN cập nhật đến cuối tháng 9/2024, tổng dư nợ tín dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 1,18 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của vùng đạt khoảng 643 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2023, chiếm 54% tổng dư nợ trên địa bàn. Riêng đối với ngành lúa gạo - là thế mạnh của vùng, luôn có mức tăng trưởng tín dụng cao, hiện đạt khoảng 124 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2023, chiếm khoảng 11% dư nợ tín dụng vùng và chiếm 53% dư nợ tín dụng lúa gạo toàn quốc.

Trong đó, nhiều tỉnh có dư nợ cho vay lớn. Như tại Đồng Tháp, thống kê đến cuối tháng 9/2024, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực lúa gạo đạt trên 15.200 tỷ đồng, tăng khoảng 1.800 tỷ đồng so với cuối năm 2023; Tại tỉnh Kiên Giang, dư nợ cho vay lúa gạo tính đến cuối tháng 9/2024 cũng đạt khoảng gần 10.400 tỷ đồng; Tại TP. Cần Thơ, dư nợ cho vay lúa gạo tăng trưởng 13,6%, đạt mức gần 21.000 tỷ đồng. Còn tại tỉnh Hậu Giang, tăng trưởng tín dụng lúa gạo thậm chí đạt mức 18,25%.

Đáng chú ý, ngoài Agribank, các chi nhánh của VietinBank, Sacombank cũng cho vay hàng nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực này với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 1,3 - 1,5%/năm so với các khoản vay thông thường cùng kỳ hạn.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đang tham gia Đề án cho biết người trồng lúa, HTX và doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết từ trồng trọt, thu mua, xuất khẩu lúa đều được hưởng lợi.

Cụ thể, vụ thu đông năm 2024, HTX Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi (Đồng Tháp) thực hiện mô hình với diện tích gần 50ha, 20 hộ tham gia.

Qua đánh giá kết quả, mô hình giúp giảm 20-30% chi phí sản xuất; tăng năng suất 10%; giá bán lúa cao hơn 1.000 đồng/kg lúa trồng theo cách thông thường giúp tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25%; giảm 4,92 tấn CO2/ha.

Ông Nguyễn Khắc Duy, Phó giám đốc Công ty Chơn Chính (Đồng Tháp) cho biết, lúa được kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu thì bán được vào thị trường châu Âu, Mỹ, giá tăng cao hơn 1.000 - 2.000 đồng/kg so với thông thường. Còn với doanh nghiệp, khi chất lượng lúa ổn định thì doanh nghiệp mạnh dạn ký đơn hàng xuất vào những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Canada…

"Nếu Đề án 1 triệu ha lúa được triển khai tốt, chi phí canh tác của nông dân sẽ giảm, trong khi chất lượng hàng hóa sẽ được nâng cao. Nhờ đó, gạo có chất lượng cao hơn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mức giá bán tốt hơn trên thị trường", ông Duy nói.

Tuy nhiên, để yên tâm làm ăn lớn là đầu tư kho bãi, thu mua, xuất khẩu lúa thuộc Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, các doanh nghiệp, HTX có chung đề xuất các ngân hàng thương mại cho vay vốn trung và dài hạn.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi cho biết, hiện nay, HTX mong muốn tiếp cận thêm nguồn vốn vay để đầu tư kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi nội đồng, đảm bảo nhu cầu sản xuất lúa tại HTX. Ngoài ra, đơn vị cũng có nhu cầu vay vốn để mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao toàn HTX với 150ha.

Tương tự, Công ty TNHH Chơn Chính mong muốn vay thêm 150-200 tỷ đồng từ ngân hàng với lãi suất 4-5%/năm. Số vốn này sẽ được dùng để thu mua lúa và nhất là nguồn vốn trung dài hạn cho mở rộng diện tích kho chứa lên gấp đôi 50.000 tấn so với hiện nay và hệ thống sấy tương đương công suất 1.000 tấn/ngày.

Về kiến nghị vay thêm vốn, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, các nhu cầu vay vốn của HTX, thành viên rất thiết thực. Vì vậy, NHNN sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

Về phía ngân hàng, Agribank khẳng định sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cả ngắn hạn và trung, dài hạn từ các khâu từ trồng trọt, thu mua, chế biến… của các đối tượng tham gia đề án. 

"Lãi suất cho vay chuỗi liên kết này của Agribank sẽ thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với cho vay thông thường. Như hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn đang áp dụng 6%/năm thì khách vay phục vụ cho chương trình này sẽ được hưởng lãi suất là 5%/năm", bà Bình nhấn mạnh.

Thanh Hoa-Link gốc