• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 4:38:22 CH - Mở cửa
Trái dừa 'lên sàn' quốc tế, bước chuyển mình số hóa của nông sản Việt
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 07/11/2024 1:10:00 CH

Câu chuyện về hành trình đưa trái dừa Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba đang mở ra hướng đi mới cho ngành nông sản nước nhà trong bối cảnh thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. 

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024 rằng, việc bán hàng qua nền tảng TMĐT là chìa khóa giúp hàng hóa địa phương tiếp cận rộng rãi với người tiêu dùng, không chỉ ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Từ câu chuyện trái dừa Việt muốn lên sàn Amazon, Alibaba...

Theo thống kê của Hiệp hội Dừa Việt Nam hiện cả nước có trên 600 doanh nghiệp sản xuất dừa và liên quan đến dừa. Trong đó, 4 nhóm ngành xuất khẩu dừa chính gồm: Thực phẩm, mỹ phẩm... được sản xuất, chế biến từ dừa (chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dừa của cả nước); gỗ, thủ công mỹ nghệ, khảm... sử dụng nguyên liệu dừa (khoảng 20%); sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dầu dừa, xơ dừa... (khoảng 10%); dừa tươi (15%).

Trên thực tế, trái dừa Việt Nam, vốn đã tạo được danh tiếng trong và ngoài nước, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay, 30% sản lượng dừa xuất khẩu của Việt Nam được tiêu thụ ở Trung Quốc, và ngành dừa đang khai thác thêm các thị trường mới như châu Âu, Mông Cổ, và Hàn Quốc.

Trung Quốc chiếm tới 30% tổng sản lượng dừa xuất khẩu của toàn ngành dừa Việt Nam.

Thị trường Trung Quốc đã đánh dấu một bước tiến lớn trong xuất khẩu dừa chính ngạch từ Việt Nam sau khi nghị định thư giữa hai nước được ký kết, mở đường cho trái dừa Việt Nam chính thức tiếp cận thị trường tỷ dân. Nhờ vậy, doanh nghiệp dừa không chỉ tăng cường sản xuất mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu. Ông Khoa cho biết, có doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào việc thiết lập đại lý tại Thượng Hải và tổ chức các buổi livestream để quảng bá và bán sản phẩm.

“Tôi cũng thừa nhận, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rất nhạy bén, khi nghị định thư thông qua, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu dừa đã liên tục có những thay đổi về chất lượng sản phẩm cũng như chớp cơ hội để đáp ứng các đơn hàng từ Trung Quốc và các nước. Nhờ đó, ngành dừa của Việt Nam đã có bước chuyển mình đáng phấn khởi” – ông Khoa nói thêm.

Mặc dù vậy, để có thể thành công trên các sàn TMĐT quốc tế như Amazon hay Alibaba, doanh nghiệp cần hiểu rõ yêu cầu và tuân thủ chặt chẽ các quy định của từng thị trường. Theo bà Đỗ Hồng Hạnh, Giám đốc Quan hệ đối tác chiến lược Amazon Global Selling Việt Nam, việc bán hàng trên Amazon đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng và sở hữu trí tuệ, đặc biệt là với các sản phẩm như hóa mỹ phẩm hay các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người, nơi có yêu cầu cao về chứng chỉ và các quy chuẩn kỹ thuật.

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam tại cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024 chiều 6/11 tại Hà Nội.

Ngoài các yêu cầu về sản phẩm, thương mại điện tử xuyên biên giới còn đặt ra những thách thức lớn về ngôn ngữ, văn hóa và hệ thống pháp lý phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, ông Khoa kiến nghị các doanh nghiệp cần phát triển một lộ trình kinh doanh dài hạn, xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, và chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu kiểm định, thuế quan và chính sách bảo vệ người tiêu dùng tại thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ cũng được Shopee Việt Nam hỗ trợ tích cực. Theo ông Phan Mạnh Hà, Giám đốc đối ngoại Shopee Việt Nam, năm 2024, nền tảng này đặt mục tiêu giúp 1.000 doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường qua kênh TMĐT. Các chương trình hỗ trợ này bao gồm các khóa đào tạo kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của kênh bán hàng số.

Đến hiểu và nắm bắt xu hướng ưa dùng trên thị trường

Tổng cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) dự báo rằng thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, và năm 2023 đã đạt doanh thu 20,5 tỷ USD. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển TMĐT nhanh nhất thế giới. Tại các khu vực nông thôn, tỷ lệ người dân tham gia mua sắm online ngày càng tăng, với thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp.

Chia sẻ với VnBusiness, ông Cao Bá Đăng Khoa, nhận định rằng TMĐT có thể trở thành một cầu nối hữu hiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn quốc và quốc tế. Tuy nhiên, ông Khoa cũng chỉ ra rằng hiện nay lòng tin của người tiêu dùng trong nước đối với các nhà bán hàng qua livestream còn thấp. Để nâng cao lòng tin của khách hàng, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và tính minh bạch trong hoạt động bán hàng.

Để khắc phục những thách thức này, các chuyên gia đề xuất doanh nghiệp địa phương cần tích cực tham gia các sự kiện giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác và cập nhật các giải pháp công nghệ mới. Ngoài ra, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số là điều cần thiết để các hợp tác xã và doanh nghiệp địa phương có thể hòa nhập tốt hơn vào hệ sinh thái TMĐT quốc tế.

Ông Khoa cũng đề xuất các chính sách hỗ trợ như khuyến khích thanh toán trả góp cho các thiết bị công nghệ phục vụ chuyển đổi số, và tổ chức các buổi hướng dẫn cho những đơn vị gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới. Những hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở vùng sâu vùng xa dần thích nghi với TMĐT, từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Việc đẩy mạnh thương mại điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt khâu trung gian, tiết kiệm chi phí, mà còn cung cấp dữ liệu chi tiết về hành vi người tiêu dùng, từ đó cải thiện sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Những câu chuyện thành công như doanh nghiệp dừa Việt tại Thượng Hải cho thấy tiềm năng lớn của sản phẩm Việt Nam trên các sàn TMĐT quốc tế, đồng thời là minh chứng rõ ràng cho việc chuyển đổi số mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nông sản địa phương. Để có thể cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế và khẳng định vị thế, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực không ngừng, chủ động thích ứng và hiểu rõ đặc thù của từng thị trường TMĐT.

Hồng Hương-Link gốc