• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.268,86 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 8:45:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.268,86   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   228,18   0,00/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,74   0,00/0,00%  |   VN30   1.336,48   0,00/0,00%  |   HNX30   485,48   0,00/0,00%
12 Tháng Mười Hai 2024 8:49:03 SA - Mở cửa
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có thể đạt được mục tiêu 15%
Nguồn tin: Vietnam+ | 07/12/2024 4:33:21 CH

 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Với tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay đang rất khả quan, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15% hoàn toàn có thể đạt được.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, trả lời câu hỏi về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Với tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay đang rất khả quan, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15% hoàn toàn có thể đạt được.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, năm 2024 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng đến nay câu chuyện tín dụng đã được giải quyết tích cực. Tăng trưởng tín dụng đã hòa đồng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cũng như mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đề ra ngay từ đầu năm.
Cụ thể vào thời điểm 29/11, tăng trưởng tín dụng đã đạt được 11,9% nhưng đến nay đã đạt được 12,5%. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá tích cực so với thời điểm này năm 2023 (tăng 9%). Tổng dư nợ tín dụng hiện nay là 15,3 triệu tỷ đồng, tốc độ huy động vốn đạt 7,36% và tốc độ tăng dư nợ cao hơn nhiều so với tốc độ huy động vốn.
"Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng năm 2024 tăng nhanh hơn so với so với năm 2023 là do nền kinh tế có nhiều thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực; xuất khẩu tăng nhanh, các doanh nghiệp phát triển trở lại đạt được phong độ so với trước năm 2023 và đây là điều đáng mừng", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Cùng với đó, là sự điều hành quyết liệt đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cả Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa giúp doanh nghiệp tích cực vay vốn và tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. 
Phó Thống đốc cho rằng, vai trò có tính chất quyết định trong việc tăng trưởng tín dụng này là do biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Ngay từ đầu năm, đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% và đã điều hành quyết liệt mặc dù cơn bão số 3 gây ảnh hưởng. Nếu như không có cơn bão số 3 gây ảnh hưởng thì tăng trưởng tín dụng năm nay có thể còn cao hơn con số này.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, các ngân hàng thương mại hoàn toàn chủ động trong việc xác định hạn mức theo nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng của ngân hàng mình. Ngân hàng nào hết hạn mức được giao từ đầu năm cũng chủ động trong việc tăng thêm hạn mức mà không chờ Ngân hàng Nhà nước thông báo như những năm trước đây.
Bên cạnh đó, nguồn lực, nguồn vốn huy động năm nay cũng đảm bảo hài hoà, lãi suất đầu ra đã giảm tích cực. Tính đến thời điểm hiện nay so với đầu năm, lãi suất cho vay bình quân đã giảm 0,96% và đây cũng là lý do giúp doanh nghiệp hạ chi phí đầu vào, tích cực đầu tư.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: Ngân hàng Nhà nước cũng tháo gỡ nhiều khó khăn trong thủ tục, quy định và đặc biệt là có cơ chế giãn hoãn nợ sau cơn bão số 3. Điều này có thể thấy, những chính sách này trong năm 2024 đã thực sự phát huy hiệu quả và các doanh nghiệp cũng đón nhận những chính sách này tích cực, góp phần tháo gỡ cho sản xuất, tiêu dùng. Tín dụng cho bất động sản, chứng khoán mặc dù vẫn kiểm soát chặt rủi ro nhưng tạo điều kiện cho 2 lĩnh vực này khởi sắc hơn.

Thảo Nguyên-Đức Dũng

Link gốc