• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
26 Tháng Mười Một 2024 6:46:08 CH - Mở cửa
USD ngày càng đắt, yên Nhật bị bán khống mạnh
Nguồn tin: Vneconomy | 16/04/2024 11:41:56 SA

Ngoài áp lực từ xung lực tăng mạnh của đồng USD, đồng yên còn đương đầu áp lực mất giá đến từ chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Tỷ giá đồng yên Nhật Bản so với đồng USD đang ở vùng đáy của 34 năm do kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm giảm lãi suất đã bị dập tắt. Dữ liệu về thị trường cũng cho thấy đồng yên đang bị bán khống mạnh nhất trong vòng 27 năm trở lại đây.

Sáng nay (16/4), chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đạt mức 106,4 điểm, cao nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, đồng yên lình xình ở mức đáy kể từ năm 1990 thiết lập trong phiên ngày thứ Hai. Bạc xanh tăng giá và yên bị ghìm ở đáy sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo doanh thu bán lẻ tốt hơn dự báo.

Theo báo cáo, trên, doanh thu bán lẻ tháng 3 của Mỹ tăng 0,7% trong tháng 3 - dấu hiệu mới nhất cho thấy tiêu dùng vẫn mạnh bất chấp áp lực lạm phát. Tốc độ tăng này vượt xa mức dự báo tăng 0,3% mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.

Các nhà giao dịch đang thận trọng với khả năng nhà chức trách Nhật Bản can thiệp bằng cách mua vào đồng yên để bảo vệ tỷ giá. Sáng thứ Ba, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tỷ giá và sẽ “có phản ứng phù hợp nếu cần”.

Sau khi báo cáo doanh thu bán lẻ được công bố, thị trường đặt cược khả năng 41% Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 7, so với khả năng 50% trước đó - theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch CME. Khả năng Fed bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 9 tăng lên gần 46%.

“Với doanh thu bán lẻ như vậy, tôi không cho là Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 7”, nhà phân tích cấp cao Matt Simpson của công ty City Index nhận định với hãng tin Reuters. “Ngoài ra, USD còn tăng giá do nhu cầu nắm giữ đồng tiền này như một tài sản an toàn do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông”.

Ngoài áp lực từ xung lực tăng mạnh của đồng USD, đồng yên còn đương đầu áp lực mất giá đến từ chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản. Phiên ngày thứ Hai chứng kiến đồng nội tệ của Nhật Bản lần đầu tiên sau 34 năm giảm quá mốc 154 yên đổi 1 USD.

Sáng thứ Ba, đồng yên dao động ở vùng 154,3 yên đổi 1 USD, cách không xa ngưỡng kháng cự mới là 155 yên đổi 1 USD.

Theo hãng tin Reuters, các nhà giao dịch đang thận trọng với khả năng nhà chức trách Nhật Bản can thiệp bằng cách mua vào đồng yên để bảo vệ tỷ giá. Sáng thứ Ba, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tỷ giá và sẽ “có phản ứng phù hợp nếu cần”.

Trong khi đó, các quỹ phòng hộ đang tăng mức độ đặt cược vào sự mất giá của đồng yên lên mức cao nhất 17 năm. Reuters dẫn dữ liệu từ Uỷ ban Giao dịch hàng hoá tương lai Mỹ (CFTC) cho biết vị thế bán khống đồng yên của các nhà đầu cơ này đang lớn nhất kể từ tháng 6/2007 và thuộc hàng lớn nhất kể từ khi hợp đồng tương lai đồng yên ra đời vào năm 1986.

Trong tuần kết thúc vào ngày 9/4, vị thế bán khống yên của các quỹ phòng hộ đạt 162.151 hợp đồng, trị giá 13,4 tỷ USD - theo dữ liệu từ CFTC.

Từ đầu năm đến nay, yên đã mất giá 9% so với USD, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất trong nhóm G10. Đồng franc của Thuỵ Sỹ cũng giảm giá gần như vậy, nhưng do Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SNB) cắt giảm lãi suất, trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nâng lãi suất.

Với lượng bán khống đồng yên đã lớn như vậy và đồng yên đã xuống đáy của 34 năm, giới quan sát không loại trừ khả năng các nhà đầu cơ sẽ sớm mua vào để hiện thực hoá lợi nhuận. Chỉ cần một sự đảo chiều nhẹ cũng có thể dẫn tới việc các quỹ ồ ạt đóng trạng thái bán khống đồng yên, dẫn tới một đợt phục hồi mạnh.

Và bên cạnh khả năng nhà chức trách Nhật can thiệp, đồng yên cũng có thể quay đầu tăng giá một khi căng thẳng địa chính trị Trung Đông leo thang thúc đẩy nhà đầu tư mua vào đồng yên để tìm kiếm sự an toàn. Bên cạnh đồng USD và vàng, yên Nhật cũng là một “vịnh tránh bão” truyền thống trong các trường hợp rủi ro tăng cao.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, xung lực bán đồng yên vẫn đang mạnh và rất có khả năng mốc 155 yên đổi 1 USD sẽ bị thử thách - theo nhà phân tích Simpson của City Index.

“Phản ứng của thị trường ở mức tỷ giá này sẽ là một chỉ báo về việc liệu nhà chức trách Nhật Bản có can thiệp hay không”, ông Simpson nói.

Bình Minh

Link gốc