• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 10:33:23 CH - Mở cửa
Dòng tiền đột ngột chững lại, thị trường ngắt mạch tăng
Nguồn tin: Vneconomy | 21/05/2024 12:10:46 CH
Một vài cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang nỗ lực neo giữ chỉ số nhưng không thể bù lại được áp lực của số đông. Dòng tiền suy yếu đột biến sáng nay, thanh khoản rổ VN30 giảm tới 39% so với sáng hôm qua và toàn sàn HoSE giảm 30% cho thấy tâm lý hưng phấn đã chùng xuống đáng kể...
 
 
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khá yếu, chỉ đủ giữ điểm số không giảm nhiều.
 
Một vài cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang nỗ lực neo giữ chỉ số nhưng không thể bù lại được áp lực của số đông. Dòng tiền suy yếu đột biến sáng nay, thanh khoản rổ VN30 giảm tới 39% so với sáng hôm qua và toàn sàn HoSE giảm 30% cho thấy tâm lý hưng phấn đã chùng xuống đáng kể.
 
VN-Index vẫn có 2 nhịp tăng vượt tham chiếu trong phiên sáng, nhưng kết phiên đang ở đáy thấp nhất, giảm 2,56 điểm tương đương -0,2% so với tham chiếu. Độ rộng sàn HoSE khá tệ với 151 mã tăng/265 mã giảm. Đặc biệt rổ VN30 chỉ còn 12 mã tăng/16 mã giảm, chỉ số giảm 0,29%.
 
Điểm tích cực là trong 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index vẫn có 5 mã tăng, thêm VHM tham chiếu, tức là không kém. BID tăng 0,6%, CTG tăng 1,05%, GAS tăng 1,45%, VIC tăng 0,75%, FPT tăng 0,75%. Các cổ phiếu trụ này đang bù đắp về mặt điểm số, neo giữ VN-Index trong vùng đỉnh cũ. Tuy nhiên giao dịch của phần còn lại thì kém.
 
Sau 5 phiên tăng liên tiếp thị trường bắt đầu có tín hiệu chững lại của dòng tiền. Sàn HoSE sáng nay chỉ khớp được gần 8.665 tỷ đồng, giảm 30% so với sáng hôm qua. Diễn biến này cũng không có gì bất ngờ vì thị trường đang hội tụ nhiều yếu tố có thể khiến nhà đầu tư thận trọng hơn. Đầu tiên là biên độ tăng giá khá tích cực trong ngắn hạn khiến nhiều cổ phiếu có lời tốt. Thứ hai, VN-Index tăng nhanh mấy ngày qua đã quay trở lại vùng đỉnh cũ hồi tháng 3/2024, khả năng đột phá qua đỉnh vẫn chưa chắc chắn. Thứ ba, thanh khoản ở nhịp vừa rồi đột ngột dâng lên cao hơn hẳn, cho thấy có dòng tiền lệch nhịp mua vào nhiều, nhưng cũng có lượng hàng lớn được tung ra bán. Trong điều kiện như vậy, khả năng sẵn sàng mua thêm sẽ không còn hưng phấn như trước và quan điểm lướt sóng T+ chiếm ưu thế.
 
Một điểm tựa kỳ vọng vẫn còn là áp lực bán chưa mạnh đến mức đẩy giá cổ phiếu giảm sâu. Dù độ rộng đang thể hiện trạng thái giảm giá ở cổ phiếu áp đảo, nhưng trong 265 mã đỏ của VN-Index, mới có 80 mã giảm quá 1% và số này chỉ chiếm 21,1% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE. Chỉ có 4 cổ phiếu thanh khoản cao là TCB giảm 4,73% giao dịch 267,7 tỷ đồng; DIG giảm 1,2% với 200,7 tỷ; NVL giảm 1,75% với 118,3 tỷ; NKG giảm 1,39% với 101,1 tỷ. Các cổ phiếu còn lại giao dịch trung bình tới thấp. Với điều kiện sức mua đã suy yếu, nếu bên bán thoát hàng dữ dội, giá sẽ giảm rộng hơn nhiều và thanh khoản tăng cao.
 
 
Rất có thể thị trường mới bị chốt lời ngắn hạn nhịp thứ hai – nhịp thứ nhất cách đây 2 tuần tạo 6 phiên chững lại và đi ngang. Thực ra nếu tính từ vùng tích lũy ngắn hạn vừa rồi thì nhịp tăng này cũng chỉ hai vòng T+. Khác biệt là giá đã được đưa lên vùng cao hơn và VN-Index đi vào vùng kháng cự kỹ thuật quan trọng.
 
Mặt khác, hiện các blue-chips dẫn dắt không rõ ràng. Sáng nay GAS, CTG là hai mã duy nhất nổi bật. Ngoài ra BCM, MWG cũng khá mạnh nhưng vốn hóa chỉ ở mức trung bình của chỉ số. Cổ phiếu ngân hàng phần lớn là giảm, trong toàn bộ 27 mã ở các sàn chỉ có 6 mã tăng, chủ yếu là các mã nhỏ như KLB, ABB, PGB, NVB. Các trụ được trông đợi như VIC, VHM không bứt phá được. VIC đầu phiên sáng nay tăng vọt 2,14% nhưng đến cuối phiên chỉ còn tăng 0,75%. VHM cũng bị đánh tụt trở lại tham chiếu. HPG, MSN, VNM nằm trong số đỏ.
 
Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ là nhóm duy nhất đi ngược thị trường, chỉ số VNSmallcap tăng nhẹ 0,18%. Vẫn có tới 8 mã đang tăng kịch trần, trong đó TCM khớp 203,3 tỷ đồng là đáng chú ý nhất. Cổ phiếu này đã tăng hết biên độ sang phiên thứ 2 liên tiếp, không chỉ nhanh chóng vượt đỉnh ngắn hạn tháng 3/2024 (tương đương đỉnh VN-Index) mà còn vượt luôn cả đỉnh tháng 6/2023. Cổ phiếu này đang ở vùng đỉnh cao nhất 10 tháng và thanh khoản riêng phiên sáng nay đã ở mức kỷ lục.
 
Hiện sàn HoSE đang có 65 cổ phiếu tăng hơn 1% với thanh khoản tập trung khoảng 21% sàn này. Ngoài TCM, một số mã thu hút dòng tiền mạnh là PNJ tăng 1,75% thanh khoản 174 tỷ; CTD tăng 2,83% với 145,7 tỷ; DCM tăng 1,63% với 141,6 tỷ; HPX tăng 6,22% với 72,3 tỷ; CMG tăng 4,24% với 69,3 tỷ… Nhìn chung trạng thái đi ngang của VN-Index vẫn đang tạo điều kiện cho các cổ phiếu cá biệt thu hút được dòng tiền.
 
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay bán ròng thêm 341,7 tỷ đồng nữa trên sàn HoSE và là phiên sáng thứ 4 liên tiếp có mức bán ròng lớn. Các cổ phiếu bị xả nhiều là VHM -64,8 tỷ, TCB -50,2 tỷ, KBC -45,5 tỷ, VNM -44,6 tỷ, VND -27,6 tỷ, VCB -26,2 tỷ. Bên mua có HPG +31,9 tỷ là duy nhất đáng kể.