• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 9:24:08 SA - Mở cửa
Một phiên là bay sạch thành quả cả tuần, chuyên gia nói gì về VN-Index?
Nguồn tin: Vneconomy | 25/05/2024 11:22:20 SA

Nếu không có sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, cụ thể là ACB, VN-Index có thể còn thủng sâu hơn nữa. Trong phiên đã có lúc đánh bay hơn 30 điểm...

Ảnh minh họa.

Những thông tin xoay quanh lãi suất đã khiến Vn-Index bay sạch thảnh quả của cả một tuần vừa qua. Kết phiên hôm nay 24/5, VN-Index giảm 19,1 điểm tương đương 1,49% xuống vùng 1.261,9 điểm. Nếu không có sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, cụ thể là ACB, VN-Index có thể còn thủng sâu hơn nữa. Trong phiên đã có lúc đánh bay hơn 30 điểm.

Nhận định về phiên hôm nay, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thực tế tín hiệu điều chỉnh đã xuất hiện từ đầu tuần. 

VN-Index tiệm cận đỉnh cũ, áp lực chốt lời gia tăng từ đầu tuần đến nay. Nhóm vốn hóa lớn điều chỉnh đầu tiên sau đó những phiên kế tiếp dòng penny. Tuy nhiên, trong tuần thị trường dùng dằng chủ yếu nhờ những cổ phiếu có câu chuyện riêng làm trụ đỡ rất tốt. Đơn cử như sự kiện liên quan đến SCIC thoái vốn tại một số doanh nghiệp như FPT, một số doanh nghiệp đại hội đồng cổ đông với kế hoạch kinh doanh tích cực, câu chuyện chuyển sàn...

Đến hôm nay trụ đỡ không nổi nữa bởi ngoài những thông tin xoay quanh lãi suất còn do thị trường Mỹ đêm qua giảm mạnh, các thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông cũng tạo tâm lý tiêu cực. 

Đặc biệt, nguyên nhân lớn nhất vẫn là áp lực lạm phát quay lại, đồng đô la rục rịch tăng. Một khi đồng đô la tăng thị trường chỉ có cách "cắm đầu". Áp lực Fed kéo dài mức lãi suất cao trong khi trong nước Thủ tướng chỉ đạo điều hành giảm lãi suất cũng khiến khối ngoại lo sợ áp lực tỷ giá quay lại, buộc họ phải bán ra bảo vệ tài sản. Đỉnh điểm hôm nay họ bán hơn 2.500 tỷ. Về định lượng, khi họ bán không ảnh hưởng đến thị trường nhưng về tâm lý thì vẫn tác động lớn khiến nhà đầu tư hoang mang, lo ngại. Tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 26.000 - 27.000 tỷ đồng trong khi cả năm 2023 họ chỉ bán ròng 23.000 tỷ đồng. 

"Áp lực tỷ giá lớn nếu để tiền vào cổ phiếu Việt Nam chắc chắn lỗ nên họ bắt buộc phải bán ra", ông Minh nói. 

Điểm tích cực phiên hôm nay là bất ngờ có dòng bank đỡ nhưng rủi ro cả thị trường nhìn chung vẫn tăng đáng kể. Ông Minh đưa ra hai kịch bản: Kịch bản thứ nhất nếu không thủng 1.250 Vn-Index sẽ quay lại;

Kịch bản hai, VN-Index thủng 1.250 thì sẽ tiếp tục chiết khấu sâu hơn về vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, xác suất kịch bản hai cao hơn do bức tranh thị trường nhìn chung tiêu cực hơn, hôm nay lượng bán ra lớn, thanh khoản hơn 40.000 tỷ đồng chỉ kém phiên kỷ lục của tháng 3 vừa qua là hơn 47.000 tỷ đồng. 

"Áp lực giảm chưa kết thúc, trong tuần sau cũng chưa thể điều chỉnh xong mà sẽ giằng co mất thêm một thời gian nữa. Sợ nhất khi đồng đô la tăng trở lại, hiện tại mới rục rịch tăng, chứ tăng cao thì lúc đó thị trường mới thực sự cắm đầu rơi. Dự kiến tháng 5 con số lạm phát sẽ tăng lại", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Cũng sẽ không có nhiều câu chuyện riêng hỗ trợ tuần sau. Ví dụ, nhóm bank với câu chuyện chia cổ tức ở ACB cũng chỉ hỗ trợ được một hai phiên. Trong khi đó, nhóm này sẽ tiếp tục phân hóa, tiền vào không đủ mạnh để đỡ cả thị trường. Những cổ phiếu riêng lẻ cũng tương tự, không đủ sức kéo cả thị trường. 

Nhận định riêng về Ngân hàng Nhà nước (SBV) tăng lãi suất OMO, chuyên gia Huỳnh Minh Tuấn cho rằng áp lực tăng lãi suất hiện hữu từ lâu và có sự tính toán cẩn thận từ SBV. Song song với đó, SBV cũng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ bằng cách bán giao ngay USD, với thị trường vàng thông qua đấu thầu. Đó là những áp lực của thị trường nhưng những vấn đề này sẽ "teo" đi. Khi nền kinh tế hồi phục trở lại, tăng cường xuất khẩu lấy tiền về, lúc đó mọi thứ sẽ được trả lại như cũ. 

Áp lực tiếp theo là khối ngoại bán ròng nhiều. Tuy nhiên, thị trường đã quen với những áp lực này và thị tường phân hóa rõ. "Tổng thể chúng ta đi qua gập ghềnh vĩ mô, sẽ không có gì thay đổi xu hướng hiện tại của thị trường, câu chuyện được kỳ vọng trong 3-6 tháng tới sẽ là động lực cho thị trường như nhóm xuất khẩu, bán lẻ, bất động sản...", ông Tuấn kỳ vọng. 

Thu Minh-Link gốc