• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 3:09:42 CH - Mở cửa
Không phải dệt may hay thủy sản, đây mới là mặt hàng xuất khẩu ấn tượng nhất trong 5 tháng đầu năm
Nguồn tin: Vneconomy | 29/05/2024 3:42:04 CH

Gỗ và sản phẩm từ gỗ đang có mức tăng trưởng đột phá sau giai đoạn giảm mạnh vì Covid...

Ảnh minh họa.

Trái ngược với kỳ vọng của thị trường nhóm xuất khẩu thủy sản và dệt may không ghi nhận được sự hồi phục ấn tượng trong 5 tháng đầu năm 2024. Trong khi đó, gỗ và sản phẩm từ gỗ đang có mức tăng trưởng đột phá chưa từng có sau giai đoạn giảm mạnh vì Covid.

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong năm tháng đầu năm 2024 có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 65,3%.

Ngoại trừ Điện tử là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu do doanh nghiệp FDI thì Gỗ và sản phẩm gỗ đang là nhóm có mức tăng trưởng tốt nhất 23,5% trong 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ 5 tháng 2024 đạt 6,1 tỷ USD. Trong khi đó tăng trưởng dệt may ở mức thấp 3,3%; giày dép 7,1%.

Tính riêng tháng 5/2023, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 1,25 tỷ USD tăng trưởng 18,1% trong khi xuất khẩu dệt may giảm 9%; thủy sản giảm gần 4%.

Trong năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 15 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng này, mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được đặc biệt nhu cầu ngành gỗ với các thị trường như Mỹ được đẩy mạnh vào thời điểm cuối năm.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, vừa qua tiêu dùng hàng hóa tại nhiều thị trường lớn tại khu vực châu Mỹ, châu Âu đang đón những tín hiệu tốt dần lên, theo đó tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các khu vực này ghi nhận mức tăng trong quý 1/2024. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu sang châu Mỹ chiếm 56,2%, tăng 4,6 điểm phần trăm so với quý 1/2023; tỷ trọng xuất khẩu sang châu Âu chiếm 6,3%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý 1/2023. Trong quý 1/2024, chỉ có tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới khu vực châu Á là có xu hướng giảm, chiếm 35,82%, giảm 5,12 điểm phần trăm so với quý 1/2023.

Trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp ngành gỗ cũng đua nhau bão lãi đột phá trong quý 1 vừa qua.

Đơn cử, tại gỗ Phú Tài, trong 3 tháng đầu năm, PTB ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, với lãi ròng gần 90 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. Theo giải trình của Công ty, kết quả tăng trưởng nhờ sản lượng tiêu thụ đá và gỗ tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí tài chính, lãi vay giảm và khoản lãi từ chênh lệch tỷ giá cũng giúp lợi nhuận tăng mạnh.

Trong quý 2/2024, PTB đặt kế hoạch doanh thu 1.548 tỷ đồng tăng 3% và lợi nhuận 117,4 tỷ đồng tăng 13% so với cùng kỳ. Ước tính 6 tháng đầu năm 2024, PTB ghi nhận doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận 225,7 tỷ đồng.

Năm 2024, PTB đặt ra kế hoạch tăng trưởng mạnh. Công ty dự kiến doanh thu thuần 6.175 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế là 370 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với năm 2023. Trong đó mảng gỗ kỳ vọng tăng 6%, đá 31% và bất động sản 140%.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên gần đây, ban lãnh đạo PTB kỳ vọng mảng gỗ sẽ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2024. Dù đặt kế hoạch mảng này tăng nhẹ 6%, nhưng sau kết quả quý 1, ban lãnh đạo Công ty tin rằng mức tăng trưởng thực tế có thể đạt 20-25%, với sự hồi phục của đơn hàng tủ bếp và bàn trang điểm. Ngoài ra, Công ty đang nghiên cứu viên nén gỗ, vốn được sử dụng làm nhiên liệu và có thể tận dụng nguồn gỗ phế liệu hiện tại của PTB.

Tương tự, Gỗ Đức Thành cũng ghi nhận doanh thu tăng 9% trong quý 1 đạt 68,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 26% đạt 9,5 tỷ đồng. Ban lãnh đạo doanh nghiệp lý giải doanh thu tăng do tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đang có tín hiệu phục hồi, lượng hàng tồn kho của khách sau thời gian dài đặt hàng không còn nhiều. Lợi nhuận tăng do công ty cũng không còn giảm giá bán nữa.

Gỗ An Cường (ACG) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 1 tăng mạnh 24,2% đạt 81 tỷ đồng chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh với tăng trưởng doanh thu đạt 33,8% so với cùng kỳ.

Tại đại hội đồng cổ đông mới đây, Chủ tịch Lê Đức Nghĩa cho biết đơn hàng xuất khẩu đang rất tốt vì thị trường Mỹ hồi phục trở lại. Trong quý 1, xuất khẩu của An Cường đã tăng 30-40% so với cùng kỳ. Các nhà máy xuất khẩu hoạt động 110% công suất, thậm chí công ty còn phải gia công thêm ở bên ngoài. “Tôi kỳ vọng mảng xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi trong năm 2025”, ông Nghĩa nói.

Tuệ Lâm-Link gốc