• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 6:36:16 CH - Mở cửa
Cổ phiếu blue-chips quay lại dẫn dắt, thanh khoản vẫn rất chậm
Nguồn tin: Vneconomy | 03/05/2024 12:26:37 CH

VN-Index tiếp tục leo dốc phiên thứ 3 liên tiếp trong sáng nay nhờ sức mạnh của nhóm cổ phiếu blue-chips. VN30-Index tăng 0,7%, mạnh nhất trong số các chỉ số nhóm vốn hóa, đồng thời chiếm hơn 45,3% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE và 5 cổ phiếu giao dịch lớn nhất thị trường đều thuộc rổ này...

Thanh khoản sáng nay rất yếu nhưng dòng tiền vẫn tập trung nhiều hơn vào nhóm cổ phiếu tăng giá.

VN-Index tiếp tục leo dốc phiên thứ 3 liên tiếp trong sáng nay nhờ sức mạnh của nhóm cổ phiếu blue-chips. VN30-Index tăng 0,7%, mạnh nhất trong số các chỉ số nhóm vốn hóa, đồng thời chiếm hơn 45,3% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE và 5 cổ phiếu giao dịch lớn nhất thị trường đều thuộc rổ này.

Không chỉ vậy, toàn bộ 10 cổ phiếu dẫn dắt điểm số cho VN-Index cũng nằm trong nhóm VN30. Dẫn đầu là TCB tăng 2,67%, HPG tăng 2,29%, VCB tăng 0,65%, MSN tăng 2,94%, BID tăng 1,02%, VRE tăng 2,42%... Đà tăng giá đang áp đảo ở nhóm blue-chips khi cả rổ có tới 19 mã tăng/9 mã giảm.

Tuy vậy VN-Index chốt phiên chỉ tăng 0,58%, khá nhẹ do vẫn chưa có sự đồng thuận tốt ở các mã trụ: VHM đang giảm 0,49%, VIC giảm 0,23%, FPT giảm 0,63%. Ngoài ra VCB, CTG, GAS, VPB vẫn còn đuối.

Thanh khoản chung trên hai sàn niêm yết sáng nay chưa có sự cải thiện, chỉ khớp thành công gần 6.290 tỷ đồng, giảm 20% so với sáng hôm qua. Sàn HoSE cũng giảm 20%, đạt 5.823 tỷ đồng, kém nhất 3 phiên. Dẫn đầu thanh khoản thị trường cũng đang là một số blue-chips như TCB khớp 318,8 tỷ đồng, MSN khớp 298 tỷ, HPG khớp 276,7 tỷ, MWG khớp 253,5 tỷ và FPT khớp 157,2 tỷ.

Một trong những nguyên nhân khiến thanh khoản yếu có thể là do nhà đầu tư đang chờ đợi đợt tái cơ cấu của quỹ ETF nội trong phiên chiều nay. Thông thường vài phiên trước các đợt tái cơ cấu, giao dịch chậm lại, nhưng sẽ tăng bùng nổ vào đợt ATC do các lệnh đối ứng lẫn nhau.

Mặc dù thanh khoản đang rất dè dặt nhưng điều đó không có nghĩa là diễn biến bất lợi. Đúng hơn là thị trường đang từ từ đi lên trong tâm lý thận trọng. Diễn biến của độ rộng sàn HoSE cho thấy vẫn đang có những đợt bán ra nhẹ. VN-Index đạt đỉnh cao nhất lúc 9h20 tăng gần 9,4 điểm rồi lùi lại. Đỉnh thứ hai lúc 10h45 tăng khoảng 8,6 điểm và chốt phiên sáng còn tăng 7,08 điểm tương đương +0,58%. Như vậy chỉ số phản ánh thực tế là các blue-chips đang giữ đà và neo trên cao, trong khi độ rộng co hẹp lại một chút dưới áp lực bán yếu. VN-Index hiện có 265 mã tăng/158 mã giảm trong khi ở đỉnh thứ 2, chỉ số có 269 mã tăng/121 mã giảm.

Mức độ lùi giá ở cổ phiếu cũng không quá rộng, toàn sàn HoSE chỉ có khoảng 35% số mã phát sinh giao dịch bị tụt giá hơn 1% so với mức đỉnh, trong đó một nửa giảm đủ nhiều để đổi màu giá. FPT, TCH, SHB, DGC, GMD, VHM là các mã trượt dốc đáng kể và quay đầu giảm. Đa số các mã thanh khoản cao nhất còn lại vẫn đang giữ giá trong vùng xanh cho thấy có lực đỡ đủ tốt (trong trường hợp thanh khoản cao) hoặc lực bán yếu (trong trường hợp thanh khoản nhỏ).

Nhìn vào tỷ trọng phân bổ dòng tiền, độ rộng tích cực ở phía tăng giá cũng phù hợp với mức độ tập trung thanh khoản. Cụ thể, gần 71% giá trị giao dịch ở HoSE sáng nay đang tập trung trong nhóm cổ phiếu tăng giá, hơn 24% tập trung ở nhóm giảm giá. Ngoài ra cả sàn cũng chỉ có 34 cổ phiếu đang giảm hơn 1% và nhóm thanh khoản cực nhỏ. Duy nhất BAF giảm 1,06% với 46,7 tỷ đồng là đáng kể, còn lại toàn vài tỷ tới vài chục triệu đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay cũng giảm cường độ giao dịch đáng kể. Tổng giá trị mua vào trên HoSE giảm 35% so với sáng hôm qua, đạt 519,5 tỷ đồng, bán ra giảm tới 61% còn 482,3 tỷ, tương ứng mua ròng nhẹ 37,2 tỷ đồng. Duy nhất STB bị bán ròng 20,5 tỷ đồng là nhiều, bên mua cũng chỉ vài mã như PDR +40,2 tỷ, VRE +23,2 tỷ, HPG +20,6 tỷ là đáng kể.

Thị trường từ từ đi lên trên nền thanh khoản thấp đang tạo mối nghi ngờ rất lớn. Câu chuyện “sell in May” không hẳn là đúng trên thị trường Việt Nam nhưng nhà đầu tư vẫn có lý do để lo lắng. Yếu tố hỗ trợ từ kết quả kinh doanh đang tạo tác động đơn lẻ lên cổ phiếu hơn là thúc đẩy một sóng tăng mới chung toàn thị trường. Với mức thanh khoản sụt giảm quá nhiều, khó có thể nói là nhà đầu tư đã rút tiền khỏi kênh chứng khoán, mà có thể chỉ là giảm cường độ giao dịch và không tham lam.

Kim Phong

Link gốc