• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 10:37:33 CH - Mở cửa
DCM: Nhu cầu NPK tháng 6/2024 ước tăng gấp 3 lần, Đạm Cà Mau tập trung gia tăng thị phần
Nguồn tin: Tạp chí công thương | 18/06/2024 9:20:07 SA

 Theo đánh giá của Agromonitor, nhu cầu tiêu thụ phân bón NPK trên cả nước trong tháng 6/2024 sẽ tăng gấp 3 lần so với tháng 5/2024, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp như Đạm Cà Mau (mã cổ phiếu DCM).

Theo hãng nghiên cứu thị trường nông nghiệp Agromonitor, khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang bước vào cao điểm chăm bón trong mùa mưa cho cây công nghiệp nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tổng hợp NPK tăng cao. Đây cũng là các khu vực có nhu cầu tiêu thụ phân bón NPK cao hàng đầu cả nước nhờ diện tích trồng cà phê và cao su lớn.

Đồng thời, tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, lúa Hè Thu tại các tỉnh sạ muộn ven biển đang vào vụ chăm bón phân NPK. Tại miền Trung, nhu cầu phân NPK cũng đang tăng dần nhờ nhu cầu chăm bón đợt 2-3 cho lúa Hè Thu. 

Nhu cầu phân bón NPK tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang tăng mạnh khi cây cao su và cà phê vào giai đoạn sinh trưởng quan trọng.

Với tình hình thực tế canh tác hiện nay, Agromonitor ước tính, tổng nhu cầu dự kiến đối với phân bón NPK trên cả nước trong tháng 6 sẽ lên tới 435.000 tấn, tăng gấp 3 lần so với mức 145.000 tấn trong tháng 5 vừa qua.

Cũng theo Agromonitor, khảo sát thực tế năng lực sản xuất phân bón NPK của Việt Nam và tình hình tồn kho tháng 5/2024 và dự kiến nhập khẩu của các công ty trong tháng 6/2024, tổng nguồn cung phân bón NPK của Việt Nam trong tháng 6/2024 sẽ tăng thêm 20.000 tấn (khoảng 2%) so với tháng 5/2024, đạt mức 999.000 tấn.

Tính đến cuối tuần trước, giá phân bón NPK Cà Mau hiện dao động trong khoảng 11.000 đồng/kg-12.000 đồng/kg tùy theo từng khu vực. Giá phân bón NPK Phú Mỹ dao động trong khoảng 12.550 đồng/kg-12.800 đồng/kg tùy theo từng khu vực. Giá phân bón NPK Việt Nhật dao động trong khoảng 11.500 đồng/kg-12.100 đồng/kg tùy theo từng khu vực.

Trong khi đó, giá phân bón NPK Trung Quốc dao động trong khoảng 11.800 đồng/kg-15.100 đồng/kg tùy theo từng khu vực và từng quy cách đóng bao sản phẩm. Giá phân bón NPK Hàn Quốc 16-16-8+13S dao động trong khoảng 10.500 đồng/kg-10.700 đồng/kg tùy theo từng khu vực.

Giá phân bón NPK Nga 16-16-8 dao động trong khoảng 11.700 đồng/kg-12.300 đồng/kg tùy theo quy cách đóng bao sản phẩm, theo Agromonitor.

Theo đánh giá sơ bộ của một số hãng chứng khoán, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón niêm yết như Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã cổ phiếu DCM), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, mã cổ phiếu DPM)… sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc thị trường bước vào cao điểm tiêu thụ phân bón NPK.

Trong đó, Đạm Cà Mau kỳ vọng là doanh nghiệp hưởng lợi lớn khi công ty này vừa mới hoàn tất việc mua lại Nhà máy Phân bón Hàn - Việt, giúp nâng công suất mảng NPK lên gấp đôi, đạt 660.000 tấn/năm.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau trong vòng 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Ngoài ra, Đạm Cà Mau cũng tiếp quản hệ thống đại lý kinh doanh đã được Nhà máy Phân bón Hàn - Việt thiết lập, giúp tăng tốc quá trình kinh doanh và dễ dàng tiếp cận thị trường Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nhà máy NPK của Đạm Cà Mau hiện chủ yếu phục vụ thị trường Tây Nam Bộ và Campuchia.

Như Tạp chí Công Thương đã thông tin, thông qua thương vụ trên, dự kiến sản lượng phân bón NPK của Đạm Cà Mau trong năm nay sẽ tăng hơn 88% so với năm 2023, đạt 285.000 tấn; và sản lượng NPK tiêu thụ ước tăng hơn 85%, đạt 257.000 tấn.

Theo một số ước tính Đạm Cà Mau đang chiếm thị phần lên tới 61% tại Tây Nam Bộ, 48% tại Campuchia, và 30% tại Tây Nguyên. Chiến lược trong vòng 2 - 3 năm tới của Đạm Cà Mau là mở rộng thị phần tại Miền Trung nơi công ty mới chỉ chiếm khoảng 18% thị phần; đồng thời, tăng cường mở rộng tại khu vực Tây Nguyên.

Hiện Đạm Cà Mau đang lên kế hoạch triển khai Nhà máy NPK tại Bình Định; trong giai đoạn đầu, Đạm Cà Mau chỉ tận dụng đầu tư kho chứa để phân phối sản phẩm ở miền Trung. Dự kiến đến tháng 8/2024, công ty có thể đưa kho vào sử dụng với sức chứa 30.000 - 40.000 tấn phân bón các loại.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 vừa diễn ra, ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau cũng tiết lộ Nhà máy Phân bón Hàn Việt đã bắt đầu có lãi ngay sau khi gia nhập hệ sinh thái Đạm Cà Mau.

Duy Quang-Link gốc