• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 3:43:05 CH - Mở cửa
Thị trường giằng co phiên đáo hạn phái sinh, thanh khoản sụt giảm mạnh
Nguồn tin: Vneconomy | 20/06/2024 12:29:55 CH

Áp lực giảm giá ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang tác động mạnh lên tâm lý thị trường trong phiên đáo hạn phái sinh. VN-Index trượt dốc suốt phiên sáng và đã rơi xuống dưới tham chiếu trong bối cảnh khối ngoại vẫn xả không ngừng...

Nhóm thanh khoản cao nhất thị trường vẫn đang tăng giá khá tốt.

Áp lực giảm giá ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang tác động mạnh lên tâm lý thị trường trong phiên đáo hạn phái sinh. VN-Index trượt dốc suốt phiên sáng và đã rơi xuống dưới tham chiếu trong bối cảnh khối ngoại vẫn xả không ngừng.

VN-Index tăng đạt đỉnh lúc 9h40, vượt tham chiếu gần 7 điểm nhưng từ đỉnh này, chỉ số trượt dốc liên tục. Chốt phiên sáng VN-Index giảm 0,9 điểm. Nỗ lực kéo chỉ số lên hoàn toàn phụ thuộc vào các blue-chips: TCB hôm nay điều chỉnh giá, so với mức tham chiếu mới có lúc tăng 4,14%, FPT tại đỉnh tăng 2,66%, VPB tăng 3,42%, GVR tăng 1,19%... Độ rộng cũng phản ánh khá sát trạng thái giao dịch hưng phấn đầu ngày, HoSE ghi nhận 228 mã tăng/110 mã giảm.

Tuy nhiên đến cuối phiên, tình trạng trượt giá diễn ra phổ biến, VN-Index chỉ còn 143 mã tăng/259 mã giảm lúc chốt phiên. VN30 từ chỗ 25 mã tăng/3 mã giảm hiện chỉ còn 10 mã tăng/18 mã giảm. VN30-Index tại đỉnh tăng 0,73% so với tham chiếu, cuối phiên chỉ còn 0,22%.

Nhóm trụ của VN-Index hiện vẫn còn FPT tăng 1,75%, VPB tăng 2,37%, TCB tăng 2,28%, VNM tăng 0,92% là đáng kể. Tuy nhiên VCB giảm 0,81%, BID giảm 1,3%, HPG giảm 1,02% cũng đã triệt tiêu hết động lực của nhóm tăng. Điều quan trọng là diễn biến của độ rộng thị trường cho thấy khi các trụ suy yếu, chỉ số trượt dốc, rất nhiều cổ phiếu khác cũng không có khả năng đi ngược dòng. Thống kê cho thấy gần 56% số cổ phiếu của VN-Index có phát sinh giao dịch đã trượt giảm từ 1% trở lên so với mức đỉnh đầu ngày.

Một diễn biến cũng khá bất ngờ là thanh khoản sàn HoSE sụt giảm hơn 17% so với sáng hôm qua, chỉ đạt 8.365 tỷ đồng, thấp nhất 9 phiên. Trong bối cảnh thanh khoản suy yếu, cổ phiếu trượt giá thì chỉ có thể là do lực cầu quá kém. Bên bán cũng không hẳn là mạnh, nhưng do lượng mua mỏng nên giá khó giữ được. Điều này cũng phù hợp với trạng thái giao dịch rất chậm, các chỉ số từ từ lao dốc với quán tính thấp.

Thị trường hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh và gần kề thời điểm cao trào tái cơ cấu của các quỹ ETF. Do đó nhà đầu tư có thể giảm cường độ hoạt động để chờ đợi, tránh bị tác động bởi diễn biến giật cục thường thấy. Thêm nữa, các blue-chips vẫn đang bị nhà đầu tư nước ngoài gây áp lực nên càng có lý do để tranh mua giá cao. Sáng nay rổ VN30 bị khối ngoại bán ròng hơn 424 tỷ đồng với các mã truyền thống như FPT -87,9 tỷ, HPG -69,9 tỷ, VHM -57,7 tỷ, VRE -55,7 tỷ, VCB -46 tỷ, MWG -36,5 tỷ, TCB -35,4 tỷ… Tổng giá trị bán ròng sàn HoSE giảm nhẹ so với sáng hôm qua, còn -639,3 tỷ đồng.

Sàn này hiện đang có 82 cổ phiếu giảm quá 1% nhưng không nhiều mã xuất hiện áp lực bán lớn. HPG giảm 1,02% thanh khoản 308,4 tỷ đồng là lớn nhất nhưng giao dịch này cũng không hẳn là cao so với trung bình. HSG giảm 1,98% với 220,6 tỷ, HAH giảm 1,82% với 185,7 tỷ, NKG giảm 2,64% với 153,8 tỷ, VRE giảm 1,69% với 109,4 tỷ. Dễ thấy các cổ phiếu nhóm thép mấy phiên trước vừa gây chú ý với mức tăng giá rất mạnh, hiện đã đồng loạt giảm. Các ảnh hưởng từ thông tin hầu như chỉ có thể tạo biến động mang tính chất T+.

Phía tăng, nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn đang có lợi thế tốt, HoSE ghi nhận 55 mã tăng hơn 1% so với tham chiếu, nhưng cũng chỉ vài mã có thanh khoản vượt trội như TCB tăng 2,28%, giao dịch 614 tỷ đồng; VPB tăng 2,37% với 6087 tỷ; FPT tăng 1,75% với 603,7 tỷ; DGC tăng 1,17% với 347 tỷ… Còn lại chỉ hơn chục mã khác trong nhóm tăng mạnh nhất này đạt thanh khoản từ 10 tỷ đồng trở lên. Nhóm giao dịch vài tỷ đồng tới vài trăm triệu đồng chiếm đa số.

Sự co hẹp nhanh chóng của dòng tiền có thể chỉ mang tính thời điểm và thường phiên cuối cùng của tuần tái cơ cấu sẽ phục hồi. Hiện VN-Index đã đi ngang sang phiên thứ 4 liên tiếp với biên độ rất hẹp. Thanh khoản suy yếu ở giai đoạn như vậy cũng không phải là xấu, vì thể hiện cung cầu tạm thời cân bằng. Dù thị trường đã rơi trở lại xuống dưới đỉnh cũ nhưng áp lực bán cũng không có dấu hiệu tăng mạnh mà chỉ là các giao dịch tái cơ cấu thông thường.

Kim Phong-Link gốc