• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 3:34:39 CH - Mở cửa
‘Mỏ vàng’ UPCoM đang dần được khai phá
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 20/06/2024 8:27:05 SA

Mặc dù chỉ được coi là “sàn chiếu dưới” - nơi chủ yếu quy tụ các cổ phiếu với chất lượng không cao, hoặc các cổ phiếu bị hủy niêm yết phải “xuống hạng” cùng thanh khoản và vốn hóa thua kém HoSE và HNX, nhưng hiện tại mọi thứ đã có sự thay đổi trên sàn UPCoM.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu trên sàn UPCoM, đặc biệt là của nhiều "ông lớn" với vốn hoá hàng tỷ USD đã để lại ấn tượng đặc biệt khi ghi nhận mức tăng phi mã cùng thanh khoản sôi động.

Cổ phiếu ‘sàn chiếu dưới’ trỗi dậy

Ấn tượng nhất có thể kể đến cổ phiếu của "gã khổng lồ" viễn thông, công nghệ Viettel Global (VGI). Từ đầu năm, thị giá VGI đã tăng hơn 300% lên mức 108.900 đồng/cp, cao nhất kể từ khi lên sàn vào tháng 9/2018.

Kéo theo đó, vốn hóa của Viettel Global tăng lên mức kỷ lục hơn 331.000 tỷ đồng (13 tỷ USD), tăng khoảng 250.000 tỷ sau chưa đầy nửa năm. Cú tăng tốc đưa Viettel Global vượt qua Vingroup, Vinhomes, Hòa Phát, FPT, Vinamilk cùng hàng loạt ngân hàng như BIDV, VietinBank, Techcombank, VPBank trong danh sách những cái tên giá trị nhất sàn chứng khoán, chỉ kém Vietcombank.

Thời điểm hiện tại, vốn hóa của Viettel Global đã xấp xỉ tổng giá trị của toàn bộ hơn 300 doanh nghiệp đang niêm yết trên HNX. Không quá khi cho rằng, gã khổng lồ viễn thông, công nghệ Viettel Global là đại diện tiêu biểu nhất cho sự vươn lên mạnh mẽ của sàn UPCoM – nơi mà doanh nghiệp này đang chiếm 1/5 vốn hóa.

Từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu của nhiều "ông lớn" trên sàn UPCoM đã ghi nhận mức tăng phi mã.

Không kém cạnh, cổ phiếu MVN của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, mã: MVN) ghi nhận mức tăng 150%, qua đó leo lên mức 48.000 đồng/cp từ đầu tháng 6 đến nay. Vốn hóa thị trường của VIMC cũng theo đó tăng gần 35.000 tỷ (~1,5 tỷ USD) chỉ sau chưa đầy 3 tuần, lên mức gần 57.500 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD), cao nhất ngành cảng và vận tải biển. Con số này chỉ còn kém đôi chút so với mức kỷ lục mà doanh nghiệp này từng đạt được hồi tháng 8/2021.

Một cái tên nữa phải kể đến là MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Từ đầu năm đến nay, thị giá MCH đã tăng tới 150% lên 218.600 đồng/cp. Giá trị vốn hoá tăng vọt lên hơn 157.000 tỷ đồng, cao hơn cả VPB - cổ phiếu xếp thứ 10 trong danh sách các mã có vốn hoá lớn nhất sàn HoSE.

Hay như cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng ghi nhận màn trình diễn tích cực khi ghi nhận mức tăng tới 90%. Hiện, giá trị vốn hoá của "đại gia" sân bay này lên đến khoảng 284.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, khá nhiều cổ phiếu vốn hoá nghìn tỷ khác trên sàn UPCoM cũng tăng trưởng 2 chữ số, có thể kể đến như VAB của VietABank, VEA của “ông lớn” ngành ô tô VEAM Corp, FOX của FPT Telecom - “con cưng” của Tập đoàn FPT.

Không chỉ vậy, một số cổ phiếu nhỏ trên sàn UPCoM ghi nhận mức tăng trưởng mạnh gần đây. Điển hình, trong tháng 5/2024, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là ALV (CTCP Xây dựng ALVICO) với mức tăng 122,45% so với cuối tháng trước. Tiếp theo là BSD (CTCP Bia, Rượu Sài Gòn) tăng 106,9%. VLP (CTCP Công trình Công cộng Vĩnh Long) tăng 100%. Trong nhóm tăng giá mạnh nhất còn có cổ phiếu SAC (CTCP Xếp dỡ và Dịch vụ Sài Gòn) tăng 82,6%; AAH (CTCP Hợp nhất) tăng 93,9%.

Kết quả của quá trình chuyển mình mạnh mẽ

Lâu nay, sàn UPCoM vẫn bị nhiều nhà đầu tư lãng quên, phần vì chất lượng hàng hoá về tổng thể thua kém so với sàn HoSE, phần vì biên độ biến động của sàn này quá lớn, lên đến 15%/phiên, khiến nhà đầu tư khó kiểm soát rủi ro.

Thực tế, trước đây, UPCoM từng bị coi là “sân chơi hạng 2”, nơi chủ yếu quy tụ các cổ phiếu với chất lượng không cao, hoặc các cổ phiếu bị hủy niêm yết và phải “xuống hạng”. Thanh khoản sàn này rất èo uột và quy mô vốn hóa thị trường cũng khiêm tốn hơn nhiều so với 2 sàn niêm yết là HoSE và HNX.

Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi. Nếu như cuối năm 2013, vốn hóa sàn UPCoM chưa bằng 1/4 HNX, chỉ ở mức gần 26.000 tỷ thì đến năm 2016 đã tăng vọt lên hơn 300.000 tỷ, gấp đôi sàn HNX. Theo cập nhật đến ngày 24/8/2023, với gần 1,1 triệu tỷ vốn hoá, quy mô sàn UPCoM gấp 3,7 lần HNX và gần bằng 1/4 so với HoSE. Giao dịch trên sàn này cũng sôi động hơn rất nhiều với sự xuất hiện của những cổ phiếu mới, chất lượng. Giá trị vốn hóa thị trường tại ngày cuối tháng 5/2024 đạt 1.477,3 tỷ đồng, tăng 18,35% so với cuối tháng 4/2024.

Bước nhảy vọt của UPCoM về số lượng cổ phiếu giao dịch và quy mô vốn hóa thị trường xuất phát từ việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 180/2015/TT-BTC (Thông tư 180), hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán chưa niêm yết.

Sự ra đời của Thông tư 180 đã kéo theo một làn sóng các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và lên giao dịch trên UPCoM, với nhiều tên tuổi “đình đám” như Vietnam Airlines (HVN), Cảng hàng không, VEAM Corp, Becamex (BCM), Việt Tiến (VGG), Vinatex (VGT), Viettel Post (VTP), Viettel Global, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), PV Oil (OIL), VIMC (MVN)… Một vài mã cổ phiếu đã chuyển niêm yết sang HoSE, nhưng đa phần vẫn còn ở lại UPCoM và là trụ cột của sàn.

Ngoài nhóm doanh nghiệp nhà nước, sàn UPCoM còn đón thêm nhiều doanh nghiệp “khủng” khối tư nhân, có thể kể đến như Masan Consumer, Masan High-Tech Materials (MSR), Masan MEATLife (MML), Gelex Electric (GEE), Đường Quảng Ngãi (QNS), Thuỷ sản Minh Phú (MPC), Gỗ An Cường (ACG) hay “kỳ lân” công nghệ VNG (VNZ),… Những cái tên này cũng đã góp phần thúc đẩy giao dịch trên UPCoM thêm phần sôi động.

Không chỉ thay đổi về số lượng, chất lượng cổ phiếu trên sàn UPCoM cũng đã được cải thiện đáng kể. Thời điểm hiện tại, UPCoM có đến 3 đại diện trong danh sách những cái tên giá trị nhất sàn chứng khoán. Mặc dù chưa thể so sánh với HoSE nhưng hơn hẳn HNX không có cái tên nào góp mặt. Với danh sách nhiều lựa chọn chất lượng, không quá khi cho rằng UPCoM như một “mỏ vàng” đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết.

Trên thực tế, không phải các nhà đầu tư không biết đến các cổ phiếu có nền tảng kinh doanh tốt trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, “điểm yếu” của các cổ phiếu này là thanh khoản thấp, độ ì cao. Dẫu vậy, “điểm yếu” này lại trở thành điểm mạnh khi có dòng tiền lớn chảy vào, khiến giá cổ phiếu dễ dàng chinh phục các mốc cao mới.

Mặt khác, mặc dù sức hấp dẫn là không thể phủ nhận nhưng nhiều quỹ đầu tư lớn lại không thể mua cổ phiếu UPCoM do vướng quy định chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết. Điều này vô tình mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân có thể dễ dàng mua được cổ phiếu tốt với giá “mềm” nhờ mức độ cạnh tranh thấp hơn so với HoSE hay HNX.

Hải Giang-Link gốc

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức