• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.230,26 +2,16/+0,18%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:25:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.230,26   +2,16/+0,18%  |   HNX-INDEX   221,65   +0,36/+0,16%  |   UPCOM-INDEX   91,75   +0,05/+0,05%  |   VN30   1.287,42   +1,35/+0,10%  |   HNX30   469,19   +1,22/+0,26%
25 Tháng Mười Một 2024 9:31:32 SA - Mở cửa
Viettel Money tiên phong trong thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn tin: Saigon Times | 25/06/2024 4:46:09 CH

Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc thúc đẩy tài chính số đã trở thành một xu thế tất yếu. Đứng trước cuộc cách mạng này, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) đã tiên phong đồng hành cùng Bộ ban ngành Chính phủ để hiện thực hóa sứ mệnh “Phổ cập tài chính số”, góp phần “Kiến tạo cuộc sống mới” cho 100 triệu người dân Việt Nam.

​​​​​​​

Chính phủ và chủ trương thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tháng 10-2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái thanh toán điện tử an toàn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể là tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử lên 50%, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP vào năm 2025.

Chia sẻ tại Họp báo triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2024, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, sau 3 năm triển khai, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ghi nhận kết quả khá tích cực. Đến tháng 11-2023, có 85 tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai thanh toán qua Internet và 52 TCTD triển khai thanh toán qua Mobile. Trong 11 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tiếp tục tăng trưởng khá.

Cụ thể, giao dịch TTKDTM đạt trên 10 tỉ giao dịch với giá trị đạt hơn 197 triệu tỉ đồng (tăng gần 50% về số lượng và giảm 0,71% về giá trị); qua kênh Internet đạt gần 2 tỉ giao dịch với giá trị đạt trên 52 triệu tỉ đồng (tăng hơn 56% về số lượng và 5,80% về giá trị); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 7 tỉ giao dịch với giá trị đạt hơn 49 triệu tỉ đồng (tăng hơn 61% về số lượng và gần 12% về giá trị); qua phương thức QR code đạt gần 183 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 116.000 tỉ đồng (tăng gần 172 % về số lượng và hơn 74% về giá trị).

Những thách thức trên con đường thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam

Thách thức lớn nhất trên hành trình thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam là đối tượng tiếp cận chính của các dịch vụ tài chính số, thanh toán không tiền mặt chủ yếu là giới trẻ, những người đã quen thuộc với công nghệ và sinh sống ở các thành phố lớn, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Trong khi đó, để phổ cập được tài chính số toàn dân, cần phải mở rộng phạm vi tiếp cận, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi – nơi người dân ít tiếp xúc với công nghệ và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán số.

Nhận thấy “điểm nghẽn” này, Viettel Digital với sản phẩm mũi nhọn là hệ sinh thái tài chính số Viettel Money đã tiên phong từng bước đưa tài chính số len lỏi đến mọi nơi, từ miền núi đến hải đảo, từ nông thôn tới thành thị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Phổ cập tài chính số tại một thị trường vẫn còn đang rất nhiều điểm khó, điểm trống là một thách thức lớn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Viettel Digital thực hiện sứ mệnh “tiên phong kiến tạo xã hội số” của mình.

Hành trình phổ cập tài chính số tại Việt Nam của Viettel Digital

Với sứ mệnh “Phổ cập tài chính số” cho mọi người dân Việt Nam, Viettel Digital bắt đầu phát triển đề án Mobile Money- chìa khóa then chốt trong việc tiên phong đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

Tháng 11-2021, Viettel Digital chính thức được cấp phép thí điểm dịch vụ Mobile Money trên ứng dụng Viettel Money, cho phép thanh toán, tiêu dùng hàng hóa với giá trị nhỏ, tạo nên “làn sóng” thanh toán điện tử được kỳ vọng sẽ trở thành phương thức thúc đẩy tài chính số trên khắp cả nước.

Với mũi nhọn này, Viettel Digital đã xây dựng được hệ sinh thái tài chính số, phục vụ mọi nhu cầu thanh toán thiết yếu của người dân, mà không yêu cầu người dùng phải có tài khoản ngân hàng, smartphone hay internet. Qua thời gian triển khai, việc thanh toán qua ứng dụng Viettel Money đã trở nên quen thuộc với người dân trên mọi miền tổ quốc. Tính đến nay, Viettel Money đã có gần 27 triệu khách hàng, dịch vụ Mobile Money đạt hơn 6 triệu người dùng. Đặc biệt, số lượng khách hàng đang sử dụng Mobile Money của Viettel đứng đầu về thị phần, trong đó hơn 70% người dùng sinh sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đây chính là minh chứng cho những nỗ lực của Viettel Digital trên hành trình phổ cập tài chính số toàn dân.

Chia sẻ về “đứa con tinh thần” của Viettel Digital, ông Lê Văn Đại – Tổng giám đốc Viettel Digital cho biết: “Viettel Money hướng tới cung cấp đầy đủ nhất tất cả các giao dịch hàng ngày một cách đơn giản, linh hoạt. Bên cạnh đó, chúng tôi song song phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán nhằm thúc đẩy thói quen thanh toán số của người dân và đẩy mạnh thanh toán số trên thị trường Việt Nam”.

Dự án Xã chuyển đổi số lan rộng toàn quốc 

Với chiến lược phát triển mạng lưới rộng khắp, Viettel triển khai mô hình chợ 4.0 – chợ không tiền mặt. Mô hình này được đánh giá là giải pháp số hóa hiệu quả, len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống, mang đến cho người dân trải nghiệm mua sắm tiện lợi, hiện đại và dễ dàng nhất. Sau khi triển khai, mô hình đã nhanh chóng được nhân rộng, ghi nhận ~700 Chợ 4.0 cùng hàng chục ngàn tiểu thương đã áp dụng mô hình thanh toán không cần tiền mặt với Viettel Money.

Tiếp nối mô hình chợ 4.0, Viettel Digital tiếp tục phát triển mô hình Xã 4.0 – Xã chuyển đối số, nhằm phổ cập tài chính số, phát triển kinh tế số tại địa phương. Viettel Digital không chỉ tập trung vào những thị trường tiềm năng mang lại lợi nhuận cao mà còn chú trọng đến những thị trường đang bị “bỏ ngỏ” như nông thôn, vùng sâu, vùng xa – nơi mà việc triển khai thanh toán không tiền mặt có thể mang lại ý nghĩa xã hội to lớn.

Tính đến đầu năm 2024, Viettel Digital ghi nhận khoảng 1.000 xã áp dụng mô hình Xã 4.0 trên toàn quốc và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ chính quyền địa phương đề nghị tiếp tục mở rộng triển khai dự án.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Viettel Digital đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, để hoàn thành sứ mệnh phổ cập tài chính số cho 100 triệu người dân tại Việt Nam cùng hệ sinh thái tài chính số Viettel Money. Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua là những “bước chân không nghỉ”, minh chứng cho sự nỗ lực của Viettel Digital trong việc mang lại giá trị cho xã hội và hiện thực hóa giấc mơ phổ cập tài chính số cho mọi người dân Việt Nam. Đồng thời góp phần xây dựng một xã hội số an toàn, tiện lợi và thông minh, tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho đất nước.

Link gốc