• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:19:23 SA - Mở cửa
Chứng khoán có cơ hội đón thêm dòng tiền mới
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 04/06/2024 8:47:11 SA

Thị trường chứng khoán hưởng lợi từ một số diễn biến tích cực trên thị trường vàng và tiền tệ như lợi suất trái phiếu chính phủ quay đầu giảm, giá vàng trong nước hạ nhiệt sau thông tin “Big 4” sẽ bán vàng bình ổn giá. Đây được cho là những yếu tố kích thích thị trường chứng khoán tăng cao khi cơ hội để đón thêm dòng tiền đang mở ra.

Phiên giao dịch đầu tuần (3/6), VN-Index đã có pha bứt phá ngoạn mục. Ngay khi mở phiên, dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ đã giúp chỉ số chính tăng điểm mạnh. Từ khi mở phiên đến khi kết thúc, sắc xanh bao trùm, điểm số tăng mạnh.

Xuất hiện những tín hiệu tích cực hơn

Trước đó, trong tuần giao dịch cuối tháng 5 (27-31/5), tổng thanh khoản toàn thị trường giảm mạnh so với tuần trước đó. Tính chung trên cả 3 sàn, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 25.379 tỷ đồng/phiên, giảm tới 21,4% so với tuần trước đó. Tính riêng trên từng sàn, thanh khoản cũng đều giảm khá mạnh: trên HoSE còn 21.910 tỷ đồng, giảm 20,8%; trên HNX còn 1.858 tỷ đồng/phiên, giảm 26%; trên UPCoM còn 1.612 tỷ đồng/phiên, giảm 23,1%.

Khối ngoại tiếp tục có một tuần giao dịch tiêu cực, khi mức độ bán ròng tiếp tục tăng mạnh tới 7.777 tỷ đồng, tăng hơn 2.420 tỷ đồng so với con số bán ròng tuần trước đó.

Dù vậy, điểm tích cực đó là dòng tiền đã có sự phân hóa tốt trong tuần khi luân chuyển sang nhóm mid-cap và small-cap.

Dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ đã giúp VN-Index tăng điểm mạnh trong phiên đầu tháng 6.

Theo các chuyên gia thuộc VFS, sau diễn biến hồi phục về vùng đỉnh cũ trong nửa đầu tháng 5/2024, VN-Index đang phải đối mặt với áp lực chốt lời lớn từ cả trong nước lẫn khối ngoại và đang đi ngang quanh vùng giá này để nỗ lực hấp thụ áp lực bán. Tuy nhiên, dòng tiền trên thực tế vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thị trường mà luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành có câu chuyện riêng.

Thống kê cho thấy, thanh khoản tháng 5/2024 đạt khoảng gần 16,7 tỷ cổ phiếu, tăng nhẹ 6,4% so với tháng 3 và cao hơn trung bình 5 tháng gần nhất. Tương ứng, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tăng nhẹ lên khoảng 21.700 tỷ đồng mỗi phiên.

Giới phân tích đánh giá thị trường chứng khoán trong nước vẫn khá ổn định trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh. Dù vậy, diễn biến giằng co cho thấy tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn, nhất là khi chỉ số chính đang ở khu vực đỉnh cũ và chưa bứt phá lên vùng điểm cao hơn. Do đó, thị trường cần sự hỗ trợ tích cực hơn của dòng tiền trong nước, kết hợp với những chỉ báo rõ ràng hơn để định hình xu hướng mới.

Hiện tại, thị trường khởi đầu tháng 6 vẫn đang ở vùng trũng thông tin nhưng thực tế đang xuất hiện một số tín hiệu tích cực hơn về các yếu tố tác động trên thế giới và trong nước.

Trên thế giới, ngày 31/5, Mỹ đã công bố dữ liệu mới nhất về chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của FED. Theo đó, PCE lõi trong tháng 4 tăng 0,2% so với tháng 3, đánh dấu mức tăng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 12/2023. Sau diễn biến trên, chỉ số DXY và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ điều chỉnh giảm, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực đối với tỷ giá tiền Đồng.

Trong nước cũng chứng kiến một số diễn biến tích cực trên thị trường vàng và tiền tệ. Cụ thể, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã có xu hướng hạ nhiệt sau động thái hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Lợi suất trái phiếu chính phủ cũng quay đầu giảm. Giá vàng trong nước hạ nhiệt sau thông tin 4 ngân hàng TMCP nhà nước sẽ bán vàng bình ổn giá kể từ ngày 3/6. Những diễn biến này được kỳ vọng sẽ cải thiện tâm lý của nhà đầu tư.

“Xét về định tính, đây cũng là cơ hội để chứng khoán đón thêm dòng tiền”, ông Võ Văn Huy, chuyên gia phân tích Chứng khoán DNSE, giảng viên Học viện New World Education đánh giá về việc giá vàng miếng SJC giảm sâu sau động thái của NHNN.

Đồng quan điểm, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường VNDirect Research cũng tin rằng giá vàng miếng hạ nhiệt có thể là yếu tố kích thích thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, vĩ mô trong nước cũng đón nhận một số diễn biến tích cực trên thị trường tiền tệ, điển hình như lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã có xu hướng hạ nhiệt sau động thái hỗ trợ thanh khoản của NHNN hay việc lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu quay đầu giảm.

Theo dấu dòng tiền

Nhìn chung, VN-Index tiếp tục ghi nhận vận động rung lắc, nhưng chưa ảnh hưởng tiêu cực đối với xu thế ngắn hạn. Dòng tiền thông minh vẫn luân chuyển tìm kiếm cơ hội, nên còn cơ hội cho các giao dịch ngắn hạn hoạt động trong bối cảnh chỉ số chung dao động trong vùng 1.250 - 1.300 điểm.

Theo các chuyên gia, nhà đầu tư ngắn hạn có thể nắm giữ vị thế đang có sẵn trong danh mục và chưa vi phạm các ngưỡng chặn lỗ. Đồng thời, chiến lược giao dịch ngắn hạn ưu tiên canh các nhịp điều chỉnh để tối ưu vị thế tích lũy, nhất là nhóm cổ phiếu có động lượng tăng tốt và chưa vi phạm các ngưỡng chặn lỗ ngắn hạn.

“Trước những tín hiệu tích cực của thị trường, nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân trở lại, ưu tiên các cổ phiếu đã về vùng hỗ trợ cứng hoặc thuộc nhóm ngành đang có câu chuyện hỗ trợ như bán lẻ, bất động sản, điện và xuất nhập khẩu”, ông Hinh khuyến nghị.

Về xu hướng dòng tiền, bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng phòng Phân tích FG cho rằng nhà đầu tư cần cảnh giác với những nhóm ngành đã duy trì dòng tiền trong 3 tháng gần nhất.

Thống kê của FG  cho thấy dòng tiền đã đạt đỉnh/tiệm cận đỉnh tại nhóm bán lẻ, thực phẩm, dịch vụ dầu khí, công nghệ thông tin. Dòng tiền hồi phục từ đáy ở nhóm hoá chất, dệt may, bảo hiểm, điện y tế. Dòng tiền rút về đáy cần chờ tín hiệu dòng tiền trở lại hoặc sự hỗ trợ yếu tố cơ bản tại nhóm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, xây dựng, thép. Riêng với nhóm ngân hàng, chuyên gia đánh giá dòng tiền ra vào ổn định, không có xu hướng rõ ràng nên nhà đầu tư cần thận trọng.

Một số nhóm ngành mà chuyên gia FG đánh giá cao dựa trên 3 yếu tố chính là tăng trưởng lợi nhuận, định giá và dòng tiền. Đó là bất động sản, sản xuất dầu khí, dệt may, xây dựng hạ tầng và nhóm vận tải thuỷ.

Dù vậy, một số ý kiến vẫn đưa ra lưu ý nhà đầu tư nên giữ tư duy phòng thủ, có phương án hành động kịp thời nếu rung lắc bất chợt diễn ra, đồng thời canh những nhịp hồi phục để chốt lời những mã đã đạt mục tiêu.

Hải Giang-Link gốc