• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 4:02:42 CH - Mở cửa
Lợi thế thuộc về những doanh nghiệp chế biến thủy sản ‘cầm trịch’ chuỗi giá trị
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 11/07/2024 8:46:15 SA

Với lĩnh vực chế biến thủy sản, nếu doanh nghiệp nào có tính liên kết chặt chẽ cùng các bên tham gia trong chuỗi cung ứng của mình, nắm chắc biến số tác động cho cả cầu lẫn cung, sẽ giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Nhất là việc chủ động “cầm trịch” chuỗi giá trị sẽ giúp giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, thoát khó một cách dễ dàng hơn trong nửa cuối năm nay và có tăng trưởng tốt.

Báo cáo đánh giá cập nhật mới nhất trong tháng 7/2024 từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán Mirae Asset về CTCP Nam Việt (ANV) - một doanh nghiệp (DN) hàng đầu về nuôi trồng và chế biến cá tra, cho rằng công ty này đang có được lợi thế từ chuỗi giá trị, giúp mang lại tăng trưởng tốt về doanh thu và lợi nhuận trong năm nay. 

Tự chủ nguyên liệu giúp vượt “khúc quanh” cam go

Đơn cử như việc ANV xây dựng dòng sản phẩm giá trị gia tăng với Collagen và Gelatin từ da cá, qua liên doanh với Amicogen. Hiện dự án chạy thử nghiệm giai đoạn 1 với công suất 780 tấn/năm, tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 và 3 lên 1.200 và 2.400 tấn/năm, kỳ vọng đóng góp 10% lợi nhuận vào 2025.

Các DN ngành hàng cá tra cần “cầm trịch” được vùng nguyên liệu trong chuỗi giá trị của mình để giành được lợi thế trên thị trường XK.

Bên cạnh đó, theo Mirae Asset, phía ANV có được vị thế hàng đầu ngành xuất khẩu (XK) cá tra nhờ lợi thế tự chủ nguồn nguyên liệu, có công nghệ nuôi trồng khép kín hiện đại, cùng chi phí sản xuất cạnh tranh. 

Công ty thủy sản này hiện sở hữu 14 vùng nuôi cá, và gần 600 ha vùng nuôi công nghệ cao, đã tự chủ 100% thức ăn cho nuôi trồng nhờ 10 dây chuyền nhà máy thức ăn (công suất 1000 tấn/ngày), và tự chủ 100% cá nguyên liệu cho 4 nhà máy chế biến (tổng công suất thiết kế 1.000 tấn cá nguyên liệu/ngày).

Còn với CTCP thực phẩm Sao Ta (FMC) trong quý 3/2024 này đang tập trung thu hoạch vụ nuôi tôm chính. Ngay sau thu hoạch là thả vụ hai. Qua đó, công ty có nền tảng để giảm giá thành sản phẩm cuối cùng của mình, tăng sức cạnh tranh. Từ đó kỳ vọng giữ vững tăng trưởng hai con số đến kết thúc năm. Đó là nền tảng để FMC có niềm tin hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2024.

Như thế có thể nhìn nhận công ty này đang nỗ lực tìm lợi thế bằng cách chủ động nguồn nguyên liệu để vượt qua “khúc quanh” đầy cam go ở ngành tôm vốn còn đầy bất trắc. Đặc biệt khi có nhiều DN chế biến tôm XK vẫn đang đối mặt tình trạng thiếu hụt nguyên liệu do tình hình nuôi gặp khó khăn (chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh). 

Một bất lợi khác là giá thành tôm trong nước quá cao. Cho nên nếu như DN nào không làm chủ được vùng nguyên liệu để giảm giá thành sản phẩm cuối cùng thì sẽ gặp bất lợi trước các đối thủ khác khi XK.

Thực tế cho thấy với các DN chế biến thủy sản, nếu DN nào có tính liên kết chặt chẽ cùng các bên tham gia, “cầm trịch” được vùng nguyên liệu trong chuỗi giá trị của mình thì sẽ giành được lợi thế trên thị trường XK, cũng như giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, thoát khó một cách dễ dàng hơn.

Chẳng hạn như ở ngành hàng cá tra, bà Thu Hằng, chuyên viên phân tích của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), nhấn mạnh yếu tố quyết định để ngành hàng cá tra phát triển bền vững là thị trường, con giống, vốn, khoa học công nghệ và tính liên kết bền vững giữa các bên tham gia. Nếu thực hiện được như vậy thì mới hy vọng ngành hàng cá tra thoát khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay.

Trong khi đó, tính liên kết bền vững trong chuỗi giá trị không phải DN chế biến thủy sản cũng làm được nếu như không “cầm trịch”. Chẳng hạn, vấn đề cần nhất của ngành này hiện nay là vốn, thị trường thuốc thú y thủy sản, rồi giá thức ăn thủy sản và sự liên kết bền chặt giữa các bên tham gia.

Nắm chắc biến số tác động cho cả cầu lẫn cung

Thế nhưng hiện nay nhiều DN dù có thị trường, có con giống tốt nhưng giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản tăng mãi, ngân hàng hỗ trợ vốn không kịp thời thì họ rất khó phát triển và không có được lợi thế cạnh tranh. 

Khó khăn chung của các DN chế biến thủy sản là khi chi phí đầu vào tăng, lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay, nên không thể “cầm trịch” trên chuỗi giá trị, dẫn tới mất đi lợi thế cạnh tranh khi XK.

Như phản ánh gần đây của Vasep, một trong những vướng mắc của DN chế biến thủy sản là việc áp trần chi phí lãi vay. Điều này rất cần sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, giúp DN không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập DN.

Ngoài ra, theo Vasep, cần sửa đổi lại quy định các đối tượng không thuộc phạm vi áp trần chi phí lãi vay tại điểm c, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP như tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán…Có như vậy mới giúp các DN sản xuất không phải chịu áp mức trần của tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN.

Mặt khác, giới chuyên gia cho rằng chủ động là yếu tố còn thiếu trong chuỗi giá trị của các DN chế biến thủy sản. Nhất là nhiều DN ít chú trọng nghiên cứu số liệu thị trường quốc tế và không theo dõi sát những biến động. Trong khi nếu chú trọng vào công tác này giúp DN có thể nhìn thấy xu hướng thị trường, chuyển nó thành dữ liệu để phục vụ cho việc xây dựng chuỗi giá trị.

Nhìn về nửa cuối năm nay, đứng ở góc độ là Chủ tịch HĐQT của FMC, ông Hồ Quốc Lực cho rằng đây là giai đoạn dễ thở hơn, là lúc nhu cầu thị trường tăng mạnh. Tuy nhiên, công ty không bao giờ chủ quan. Như lưu ý của ông Lực, các DN ngành tôm khi ra “chiến trường” chỉ tập trung trang bị “vũ khí”, lợi thế nào mình có, còn chuyện “biết người” thì hạn chế, dẫn đến việc các DN tôm ta than vãn khó khăn là chuyện bình thường.

Chính vì vậy, ông Lực nhấn mạnh cần sự phối hợp chặt hơn cơ quan chức năng và cộng đồng DN về việc thu thập, xử lý thông tin ngành phạm vi quốc tế. Như bản thân công ty thường xuyên tìm hiểu, thu thập thông tin qua những kênh riêng của mình, chủ yếu là sự tương tác với khách hàng để nắm diễn biến tình hình cung cầu từng thị trường, từng hệ thống tiêu thụ trên thế giới, để từ đó đề ra giải pháp sách lược cho mình ở từng tình huống, giai đoạn.

Thế Vinh-Link gốc