• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.273,96 +5,75/+0,45%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.273,96   +5,75/+0,45%  |   HNX-INDEX   234,65   -0,31/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   93,37   -0,10/-0,11%  |   VN30   1.315,39   +6,34/+0,48%  |   HNX30   511,90   -1,85/-0,36%
08 Tháng Chín 2024 10:51:16 SA - Mở cửa
Thách thức với lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 05/07/2024 4:15:00 CH
Cầu tín dụng yếu trong hai quý đầu năm đã kìm hãm đà cải thiện của NIM ngân hàng. Với sự thúc đẩy của cơ quan quản lý, môi trường vĩ mô sáng hơn và việc tích cực tung ra các gói vay hấp dẫn, tín dụng được kỳ vọng cải thiện từ quý II, giúp nhà băng tăng NIM, giảm tỷ lệ nợ xấu.
 
 
Lợi nhuận phân hóa
 
Tại cuộc họp thường kỳ tháng 5, Chính phủ cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 5 đạt 2,41%, giảm đáng kể so với mức tăng 3,17% của cùng kỳ năm trước. Tín dụng của nền kinh tế 2 tháng đầu năm giảm 0,72% so với cuối năm trước và mới tăng trưởng dương trở lại từ tháng 3.
 
Môi trường lãi suất huy động thấp được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần). Tuy nhiên, cầu tín dụng yếu khiến tốc độ phục hồi của NIM gặp thách thức. Quý I, NIM vẫn đang trên đà giảm xuống 3,4%, giảm 10 điểm phần trăm so với quý IV/2023 và giảm 40 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
 
Mặt khác, các ngân hàng còn phải đối mặt với chất lượng tài sản đi xuống, nợ xấu gia tăng. Thống kê của Tạp chí Nhà đầu tư trên 27 ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán cho thấy tổng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của nhóm ngân hàng tính đến cuối quý I đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước lên 31.423 tỷ đồng. Hàng loạt nhà băng tăng chi phí dự phòng tính bằng lần. Như TPBank báo cáo chi phí dự phòng quý đầu năm đạt 1.191 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước; Eximbank gấp ba lên 281,5 tỷ đồng, Tecombank gấp đôi lên 1.211 tỷ đồng…
 
Dù vậy, tổng lợi nhuận ròng của ngành ngân hàng quý đầu năm vẫn ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, đạt 57.729 tỷ đồng, tăng 9,2%. Trong đó, chỉ có 1 ngân hàng lỗ và 10 ngân hàng tăng trưởng âm. Riêng 10 nhà băng thuộc top đầu lợi nhuận chiếm đến 80% toàn ngành. Song, sự phân hóa diễn ra rõ nét, trong khi các ngân hàng quốc doanh chững lại thì nhóm tư nhân vươn lên mạnh mẽ.
 
Quán quân lợi nhuận vẫn là Vietcombank với 8.580 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết doanh thu các hoạt động kinh doanh của “anh cả” ngành đều đi ngang hoặc xuống so với cùng kỳ năm trước. Song, trong bối cảnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 25% xuống 1.508 tỷ đồng, lợi nhuận ròng không rớt quá mạnh.
 
Hai ngân hàng thuộc nhóm “big 4” là BIDV và VietinBank ghi nhận tăng trưởng lãi ròng dưới 1 chữ số với lần lượt 6,3% và 3,2%. Tương tự Vietcombank, BIDV cũng giảm hơn 20% chi phí dự phòng giúp lợi nhuận ròng tăng trưởng trong khi thu nhập lãi thuần đi ngang và chi phí hoạt động tăng cao.
 
Ngược lại, VietinBank tăng đến gần 20% thu nhập lãi thuần lên 15.174 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí dự phòng cũng tăng 20% lên 8.049 tỷ đồng. Tổng nợ xấu tính đến cuối quý I tăng 23% so với đầu năm, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) gấp 2,7 lần đầu năm.
 
MBBank có quý kinh doanh tệ nhất từ quý IV/2022 khi báo cáo lợi nhuận giảm 11% xuống 4.532 tỷ đồng. Tổng thu nhập từ hoạt động của MBBank lẫn chi phí hoạt động đềuương đương với cùng kỳ năm trước, riêng chi phí dự phòng rủi ro gấp rưỡi lên 2.707 tỷ đồng. Nợ xấu nhảy vọt lên 15.200 tỷ đồng, tăng 55% so với đầu năm; nợ có khả năng mất vốn là 6.048 tỷ đồng, gấp đôi.
 
Trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh chững lại thì nhóm tư nhân nổi lên mạnh mẽ. Tecombank vượt qua BIDV, MBBank và VietinBank để giữ vị trí á quân lợi nhuận quý I với 6.221 tỷ đồng, tăng 38% so với quý I/2023.
 
Hoạt động kinh doanh của Tecombank ghi nhận khởi sắc ở nhiều mảng kinh doanh chính, thu nhập lãi thuần tăng 30% lên 8.500 tỷ đồng, lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng 11,7% lên 2.171 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh ngoại hối chuyển lỗ 229 tỷ thành lãi 544 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư từ lỗ 31 tỷ sang lãi 1.073 tỷ đồng.
 
VPBank và LPBank cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt với lần lượt 41% lên 3.567 tỷ đồng và 85% lên 2.299 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần tăng và chi phí dự phòng rủi ro giảm là động lực cho tăng trưởng lợi nhuận của hai nhà băng này.
 
Dần tốt hơn về nửa cuối năm
 
Nhìn chung vấn đề trong năm 2024 của các ngân hàng vẫn là cải thiện NIM và chất lượng tài sản. Bất chấp nền lãi suất huy động thấp kỷ lục được duy trì từ nửa cuối năm 2023 đến nay, NIM của các ngân hàng vẫn thu hẹp. BSC cho rằng nguyên nhân đến từ nhu cầu tín dụng còn yếu, tình trạng các ngân hàng giảm lãi suất đầu ra để cạnh tranh khách hàng ngày càng căng thẳng, tỷ lệ nợ xấu và tác động CIC (điểm tín dụng) vẫn có xu hướng gia tăng và tập trung ở phân khúc bán lẻ khiến cho tập khách hàng chất lượng cũng bị thu hẹp.
 
Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 5 đạt 2,41% - vẫn ở mức thấp nhưng có sự cải thiện theo tháng. Vào cuối tháng 5, NHNN đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thực hiện một số giải pháp về tín dụng, lãi suất như phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1 - 2%/năm, đơn giản hóa thủ tục vay… Các ngân hàng cần phấn đấu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến hết quý II ở mức 5 - 6% theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
 
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1/7 sẽ tháo gỡ, tạo sự chủ động hơn cho các tổ chức tín dụng, bao gồm cả tổ chức tín dụng có vốn nhà nước cũng như tư nhân trong vấn đề tự quyết quyền cho vay đối với nền kinh tế. Ngoài ra, NHNN đang hoàn thiện văn bản mới để kéo dài thời hạn áp dụng Thông tư 02 đến hết năm nay thay vì hết hạn vào 30/6.
 
Thông tư 02 cho phép ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng có nợ đến hạn trong vòng 12 tháng và được đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ sau thời gian tái cơ cấu. Dự nợ này không được trích lãi dự thu và phải thực hiện trích lập dự phòng cụ thể tối thiểu 50% trong 2023 và 100% trong 2024. Bộ phận phân tích của Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng chất lượng tài sản của toàn ngành ngân hàng được duy trì ổn định trong năm nay so với 2023, nhất là sau khi quy định về tái cơ cấu nợ trong Thông tư 02 được gia hạn đến hết năm.
 
Mặt khác, SSI Research đánh giá bối cảnh vĩ mô đang dần cải thiện và thị trường bất động sản thứ cấp xuất hiện một số tín hiệu tốt hơn so với kỳ vọng. Giao dịch trên thị trường bất động sản thứ cấp sôi động hơn trong bối cảnh các ngân hàng có các gói lãi suất cho vay mua nhà hấp dẫn (4,8% đến 8%) trong 1 - 2 năm đầu tiên của hợp đồng vay (thời hạn trung bình 20 năm). Giá chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 10 - 20% so với cùng kỳ năm trước trong quý I. Dù chưa thấy động lực này lan tỏa đến thị trường sơ cấp nhưng đây vẫn là dấu hiệu tích cực giúp giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay không giảm, thanh khoản thị trường cải thiện hỗ trợ ngân hàng thanh lý tài sản thế chấp.
 
Chỉ số sản xuất Việt Nam (PMI) có sự cải thiện đáng kể trong 5 tháng đầu năm. Ngoại trừ tháng 3, các tháng còn lại đều đạt trên ngưỡng 50, cho thấy các điều kiện kinh doanh ghi nhận cải thiện nhẹ, đơn hàng mới tăng mạnh. Điều này sẽ giúp chỉ số tiêu dùng cải thiện vào cuối năm.
 
“Nếu tốc độ phục hồi của thị trường bất động sản và nền kinh tế duy trì được nhịp độ tốt, tỷ lệ hình thành nợ xấu có thể chững lại, NIM sẽ cải thiện, thu nợ từ nợ xấu đã xóa tốt hơn trong nửa cuối năm”, báo cáo SSI Research nêu.