• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.292,98 +4,42/+0,34%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.292,98   +4,42/+0,34%  |   HNX-INDEX   238,02   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   100,08   +0,74/+0,75%  |   VN30   1.349,45   +4,81/+0,36%  |   HNX30   499,31   +0,46/+0,09%
20 Tháng Hai 2025 8:28:17 CH - Mở cửa
Cần sớm có cơ chế đặc thù để Việt Nam bắt kịp kỷ nguyên năng lượng hạt nhân
Nguồn tin: PetroTimes | 18/02/2025 10:40:00 SA
TS. Hoàng Sỹ Thân, Trưởng Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) khẳng định, điện hạt nhân tái khởi động ở Việt Nam đang có nhiều tín hiệu đáng mừng, khi Quốc hội thống nhất về sự cần thiết có một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy.
 
 
TS. Hoàng Sỹ Thân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam: “Điện hạt nhân đang trở thành giải pháp năng lượng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính”.
 
Kỷ nguyên năng lượng mới
 
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên năng lượng mới với quyết định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Trao đổi với PetroTimes về lý do vì sao Việt Nam quay trở lại làm điện hạt nhân vào thời điểm này, TS. Hoàng Sỹ Thân cho biết, điện hạt nhân đang trở thành xu hướng của thế giới hiện nay, là giải pháp năng lượng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Công suất phát điện hạt nhân của thế giới đạt mức cao kỷ lục trong năm nay với khoảng 416 triệu kW.
 
Tính đến nay, có khoảng 440 nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu hoạt động tại hơn 30 quốc gia. Điện hạt nhân hiện chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện của thế giới. Mỹ được coi là nước xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới khi chiếm khoảng 30% sản lượng điện hạt nhân toàn cầu. Tiếp đến là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.
 
Tại Việt Nam, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đang được theo đuổi với quyết tâm cao nhất, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra cam kết quốc gia phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Trong khi đó, Việt Nam đã hết dư địa thủy điện; điện mặt trời, điện gió không có tính ổn định cao, do đó, điện hạt nhân chính là một giải pháp.
 
Mới đây, tại COP28, 22 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu cũng đã đặt mục tiêu tăng công suất nhà máy điện hạt nhân lên khoảng 1,2 tỷ kW vào năm 2050, cao gấp 3 lần mức hiện nay. Cùng với đó, nhiều quốc gia khác trên thế giới đang có kế hoạch xây dựng hoặc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nhằm đa dạng hóa cơ cấu năng lượng, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.
 
“Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng của thời đại. Điều này càng trở nên cần thiết khi công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển, đưa nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ mới. Muốn làm được điều đó, cần đảm bảo yêu cầu an ninh năng lượng, có chất lượng điện tốt phục vụ công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip. Điện hạt nhân có công suất lớn, đảm nhiệm chạy nền trong hệ thống điện có thể đóng góp lớn vào nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam”, TS. Hoàng Sỹ Thân nhấn mạnh.
 
Tuy nhiên, TS. Hoàng Sỹ Thân cũng lưu ý những thách thức cần giải quyết xoay quanh câu chuyện hiện thực hóa điện hạt nhân ở Việt Nam, như lựa chọn công nghệ, quản lý dự án, thu xếp vốn, phát triển nhân lực...
 
Kỳ vọng ở những tín hiệu đáng mừng
 
Ngay trong tháng 2/2025, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 11 thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù cho xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
 
 
 
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thống nhất về sự cần thiết có một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, với phương châm “đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu”.
 
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh cung cấp điện quốc gia. Tuy nhiên, đây là dự án quan trọng quốc gia, có nhiều yếu tố phức tạp, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trình độ khoa học, công nghệ của nước ta. Trong khi đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận thấy, theo kinh nghiệm quốc tế phải mất khoảng 8 năm để hoàn thiện một dự án điện hạt nhân (3 năm chuẩn bị, 5 năm xây dựng). Mốc tiến độ là cơ sở để làm rõ sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù ở thời điểm hiện tại.
 
Đây là tín hiệu đáng mừng cho dự án điện hạt nhân của Việt Nam hiện nay, bởi thực tế đã chứng minh thành công của các quốc gia phát triển điện hạt nhân trên thế giới là có chính sách năng lượng rõ ràng, nhất quán. Trong số các cơ chế đặc thù cần sớm được ban hành để thúc đẩy điện hạt nhân, TS. Hoàng Sỹ Thân lưu ý về hai nội dung cần được bàn luận đến trong quá trình thực hiện.
 
Thứ nhất, chỉ định thầu/lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để thẩm định và phê duyệt công nghệ, các báo cáo về an toàn, an ninh và báo cáo đánh giá tác động môi trường, cũng như kiểm tra pháp quy trong các giai đoạn của các dự án xây dựng cơ sở hạt nhân (dự án xây dựng lò nghiên cứu mới, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2...) trên cơ sở tận dụng hiệu quả kiên thức, kinh nghiệm của các chuyên gia và tổ chức trong nước và quốc tế.
 
TS. Hoàng Sỹ Thân phân tích rằng cần thiết có cơ chế này để đẩy nhanh tiến độ. Do đặc thù, nhà máy điện hạt nhân cần phải có nhiên liệu hạt nhân và chuyên gia vận hành bảo dưỡng trong giai đoạn đầu. Trong khi đó, Luật Đấu thầu chưa có quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu kết hợp chi phí đầu tư xây dựng và chi phí sản xuất kinh doanh (mua nhiên liệu hạt nhân và thuê chuyên gia vận hành bảo dưỡng). Do đó, việc thực hiện lựa chọn nhà thầu theo trình tự quy định của Luật Đấu thầu sẽ kéo dài thời gian, không đáp ứng tiến độ triển khai dự án.
 
Thứ hai, cơ chế cho phép áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật của đối tác thực hiện đối với dự án điện hạt nhân, sau khi đã rà soát phù hợp pháp luật và điều kiện Việt Nam, mà không phải thực hiện thủ tục phê duyệt theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
 
Lý giải về tính cần thiết của cơ chế này, TS. Hoàng Sỹ Thân cho rằng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết phải đồng bộ với hệ thống quy chuẩn áp dụng. Tuy nhiên, cần phải có yêu cầu rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn của quốc gia đối tác theo quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của Việt Nam (có thể thực hiện theo cách thức rút gọn), vì sẽ có tiêu chuẩn của quốc gia đối tác có thể không phù hợp áp dụng tại Việt Nam, như: Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan tới các điều kiện về bề dày của tường, nhiệt độ nước làm mát, chống tuyết rơi...
 
Nói thêm về lưu ý lựa chọn công nghệ cho điện hạt nhân mà Việt Nam có thể tham khảo lúc này, TS. Hoàng Sỹ Thân cho biết, theo yêu cầu của nước ta hiện nay, cần lựa chọn công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo tối đa độ an toàn khi vận hành nhà máy và đó là công nghệ thế hệ III+. Hiện nay trên thế giới, thế hệ công nghệ hạt nhân III+ đang có tại Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, đảm bảo tối ưu hệ thống an toàn cả chủ động và thụ động, đáp ứng đủ tiêu chí của Việt Nam.
 
Việc Việt Nam tái khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một động thái quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được công nghệ phù hợp và đẩy nhanh mốc tiến độ thực hiện, đưa đất nước bắt kịp ngưỡng cửa kỷ nguyên năng lượng nguyên tử, không thể không có các cơ chế đặc thù cho lĩnh vực được mong chờ này.